CÓ HAY KHÔNG: NIỀNG RĂNG BỊ HÔI MIỆNG?

Hôi miệng là một trong những bệnh lý răng miệng thường gặp và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, hôi miệng khi niềng răng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là khi giao tiếp với người khác. Vậy niềng răng có bị hôi miệng không ? Cùng Dr,Vương đi tìm câu trả lời nhé!

Đâu là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng khi niềng răng?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hôi miệng trong quá trình niềng răng, như: 

  • Mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu…
  •  Ăn các loại thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, mắm tôm,…
  •  Mắc các bệnh lý toàn thân khác như viêm họng, dạ dày, hô hấp, …
  •  Dụng cụ niềng răng kém chất lượng, dẫn đến dễ bị biến chất trong khoang miệng và tạo ra mùi hôi.

Tuy nhiên, hôi miệng khi niềng răng chủ yếu bắt nguồn từ việc giữ gìn vệ sinh răng miệng kém. Về cơ bản bộ khí cụ niềng răng không gây ra hôi miệng và hoàn toàn an toàn cho cơ thể. Nhưng khi niềng răng rất dễ dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc vệ sinh, thức ăn bị mắc vào khí cụ, khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây hôi miệng. Do đó, nếu như “đồng niềng” không vệ sinh răng miệng kỹ càng, vi khuẩn hình thành ở các mảng bám ở kẽ răng, lưỡi và họng…từ đó tạo mùi hôi.

Niềng răng bị hôi miệng hay không?

Những điều cần lưu ý trong khi niềng răng

Không phải trường hợp nào niềng răng cũng khiến hôi miệng. Tình trạng hôi miệng chỉ xuất hiện với những trường hợp chăm sóc răng miệng không đúng cách, qua loa. Giải pháp ngay lúc này là bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ: 

  • Dùng bàn chải lông mềm có bề mặt rộng dễ đưa vào các ngõ ngách trong miệng dễ dàng lấy sạch vi khuẩn. 
  • Tốt nhất là thay bàn chải mới 3 tháng/lần.
  • Sử dụng bàn chải kẽ tuy hơi khó khăn và mất thời gian nhưng đây chính là dụng cụ hữu dụng giúp đánh bật thức ăn thừa “cuốn quanh” mắc cài cũng như nằm trong kẽ răng.
  • Cạo lưỡi thường xuyên cũng là cách đơn giản lấy đi lượng vi khuẩn dư thừa – tác nhân gây hôi miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng và thường xuyên sau mỗi bữa ăn để lấy sạch thức ăn thừa đó là một cách rất hiệu quả để ngăn ngừa sâu kẽ răng.
  • Sử dụng những nước súc miệng có chứa fluor 2 lần/ngày sau chải răng. Nếu bị dị ứng với các thành phần của nước súc miệng nên thay thế bằng nước muối sinh lý.
  • Cân đối lại chế độ dinh dưỡng, hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường, các loại nước chứa màu, nhiều gas, đồ ăn nặng mùi.

Niềng răng là quãng đường dài bạn chớ nản lòng, muốn đẹp thì phải chịu khó kiên nhẫn. Đừng quên tái khám thường xuyên để Bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng cho bạn nhé!