Thế nào là bị móm? 5 Tác hại không ngờ khi bị móm

niềng răng bị móm
Rate this post

Móm là một tình trạng quen thuộc của răng miệng mà không ít người mắc phải và có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tìm hiểu về biểu hiện khi bị móm và những tác hại của tình trạng này và những phương pháp điều trị bạn cần biết, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Như thế nào là bị móm?

Răng móm hay còn được biết đến là khớp cắn ngược, là tình trạng những người bị chìa phần cằm dưới ra ngoài so với hàm ở trên. Khi mắc phải tình trạng móm răng thì tại khu vực tiếp giáp của môi và mũi sẽ có một đường thẳng gấp khúc chìa ra phía trước.

Bị móm

Móm là tình trạng răng khá phổ biến

Bị móm chia thành nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm móm nặng hoặc móm nhẹ tùy thuộc vào vào mức độ bị chìa của hàm dưới. Việc các khớp có sự sai lệch sẽ rất dễ dẫn đến nhiều tác hại xấu cho sức khỏe của người bị móm, ngoài ra còn gây mất thẩm mỹ và răng miệng không thể hài hoà.

Xem thêm: Răng hô là gì? 4 phương pháp chữa răng hô tốt nhất hiện nay

3 trường hợp móm phổ biến hiện nay

Hiện nay, các loại móm được nha khoa chia ra thành 3 trường hợp, móm răng, móm do hàm và móm do răng và hàm.

Móm răng

Móm răng dùng để chỉ tình trạng những người bị móm do răng cửa ở dưới mọc nghiêng chéo ra phía trước thay vì mọc thẳng và song song với phần nướu. Khi răng bị đẩy ra trước sẽ tạo nên hiện tượng bị móm do răng.

Nếu trẻ em có dấu hiệu bị móm răng thì nên điều trị sớm để tránh tạo nên những biến chứng về sau, đây cũng là loại răng móm nhẹ rất dễ điều trị và không cần phải có những biện pháp can thiệp quá sâu.

Xem thêm: Thế nào là răng hô nhẹ? Răng hô nhẹ có nên niềng không?

Móm do hàm

Móm hàm dưới là tình trạng xảy ra khi răng cửa bên dưới mọc thẳng nhưng cấu trúc xương của hàm răng lại chìa thẳng ra tước. Đây được xem là một tình trạng tương đối phức tạp của răng nhưng nếu bạn phát hiện kịp thời, bác sĩ có thể sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp, giảm tình trạng móm do hàm gây ra.

Móm do cả răng lẫn hàm

Khi cả hàm và răng bị móm thì đây chính là tình trạng khó điều trị nhất. Đối với trường hợp này, những người bị móm thường sẽ bị chìa răng cửa ra phía trước và vừa có cấu trúc xương của hàm dưới phát triển mạnh mẽ.

Xem thêm: Hô hàm là gì? Top 5 nguyên nhân chính dẫn đến hô hàm

Sự khác nhau giữa móm răng và móm do hàm

Để có thể nhận biết được sự khác nhau của việc bị móm do răng và do hàm, bạn có thể thực hiện theo những bước sau:

  • Quan sát răng trước gương xem nhóm răng cửa ở bên dưới có đang vẩu và chìa ra ngoài hay không, nếu có thì có thể là do răng bị móm, ngược lại thì có nghĩa là bạn bị móm hàm.
  • Há miệng ra và đo lường khoảng cách chiều ngang giữa nhóm răng cửa ở hàm dưới và nhóm răng cửa ở hàm trên. Nếu như khoảng cách đo được là lớn hơn 5mm thì nghĩa là bạn đã bị hàm móm.

Tuy nhiên, để có thể có được kết quả chính xác nhất, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các nha sĩ, thiết bị hiện đại.

Xem thêm: [Tổng hợp] 4 phương pháp chữa răng hô nhẹ không cần niềng

3 Nguyên nhân dẫn đến bị móm

Vậy bạn có biết những nguyên nhân bị móm là gì? Thông thường, bạn sẽ mắc phải tình trạng này bởi 3 lý do chính. 

  • Móm do di truyền: 90% những người bị móm là bởi yếu tố di truyền. Như vậy, khi ông bà hoặc cha mẹ của bạn móm bẩm sinh thì bạn sẽ rất dễ bị di truyền.
  • Móm do thói quen xấu: Nếu bạn có những thói quen xấu ngay từ khi còn nhỏ như ngậm núm giả, mút tay hoặc đặt lưỡi không đúng thì sẽ dễ dẫn đến việc bị lệch răng cửa, xương hàm và bị móm.
  • Móm vì mất răng: Nếu bạn bị mất răng và không trồng lại sớm thì sẽ dễ bị tiêu xương tại khu vực đó, khiến cho nướu bị tuột, răng sẽ xô lệch với nhau và bị móm.

Xem thêm: Hô hàm dưới là gì? Phương pháp niềng răng hô hàm dưới hiệu quả

móm răng

Những nguyên nhân chính khiến bạn bị móm

5 tác hại khi răng bị móm

Khi miệng bị móm, dù là bị móm nhẹ hay nặng cũng sẽ gây ra những tác hại cho sức khỏe và thẩm mỹ.

  • Rối loạn thái dương hàm: Móm có thể gây nên tình trạng bị lệch khớp cắn, sau đó là đau mỏi hàm và ảnh hưởng nặng đến khớp thái dương.
  • Làm tăng tỷ lệ bị sâu răng: Khi bị móm thì những chiếc răng sẽ không thể tiếp xúc được với nhau, từ đó dẫn đến bị tổn thương men răng và dễ bị sâu răng.
  • Gây ảnh hưởng đến phát âm: Khi răng và lưỡi bị sai lệch thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến giọng nói và cách phát âm.
  • Ngủ ngáy và thở bằng miệng: Việc bị móm sẽ khiến cho diện tích của hàm răng và không gian lưỡi bị thu hẹp, từ đó tạo ra tình trạng ngủ ngáy, thở bằng miệng.
  • Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Thông thường, những người móm xấu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ, do đó họ đều có nhu cầu được chữa trị sớm.

Xem thêm: Răng hô nặng là gì? Răng hô nặng có niềng được không?

Các phương pháp điều trị răng móm

Khi hàm răng bị móm thì bạn có thể áp dụng 2 phương pháp điều trị chính, bao gồm niềng răng và bọc răng sứ.

  • Niềng răng: Nha sĩ sẽ sử dụng các mắc cài và dây cung để tác động lực lên răng của bạn, đưa răng về đúng vị trí và giúp hàm răng thẳng hơn.
  • Bọc răng sứ: Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài men răng và bọc thêm lớp răng sứ ở ngoài, giúp cho độ cắn phủ được hợp lý hơn.

Xem thêm: [Bật mí] Top 3 cách chữa răng hô tại nhà đơn giản nhất

bị móm

2 phương pháp trị móm phổ biến

Như vậy, việc bị móm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bạn nên điều trị ngay khi phát hiện ra tình trạng này để cải thiện răng. Hãy truy cập ngay vào trang web https://drvuong.vn/ để được tư vấn về dịch vụ làm răng giá rẻ, an toàn nhé.

“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”

Liên hệ

Bác sĩ Nha Khoa - Nguyễn Thị Tâm Hiền

Tác giả bài viết: Bác sĩ  Nguyễn Thị Tâm Hiền

– Chuyên ngành Phục Hình Răng Thẩm Mỹ. Kinh nghiệm làm việc 3 năm. Chứng chỉ hành nghề số: 007619/QNA-CCHN

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Đõ Anh Lâm

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *