Niềng răng hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

niềng răng 3d clear 3
5/5 - (1 bình chọn)

Niềng răng là cách chỉnh nha thẩm mỹ giúp khắc phục khuyết điểm răng hô, răng mọc lạc,…Chỉ cần kiên trì niềng răng theo phác đồ điều trị của bác sĩ bạn sẽ có được hàm răng đẹp. Tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra trường hợp niềng răng hỏng mà bạn cần kịp thời phát hiện để xử lý. Vậy cụ thể vì sao niềng răng bị hỏng? Dấu hiệu nhận biết, cách khắc phục và hậu quả khi niềng răng bị hỏng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến niềng răng bị hỏng

Niềng răng bị hỏng được ghi nhận có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Theo đó có 2 nguyên nhân phổ biến, bao gồm: 

niềng răng bị hỏng 3

Niềng răng hỏng phần lớn do quá trình niềng răng không đảm bảo đúng kỹ thuật y khoa

Do quá trình niềng răng không được thực hiện chính xác 

Niềng răng là quy trình cần được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi, có kinh nghiệm. Đồng thời để hiệu quả niềng răng tốt nhất thì nha khoa thẩm mỹ phải có đầy đủ CSVC phục vụ quá trình điều trị. Vậy nên nếu bạn chọn địa chỉ không uy tín, không đáp ứng được các điều kiện nêu ra thì rất dễ gặp tình huống niềng răng hỏng

Cụ thể, địa chỉ nha khoa không uy tín sẽ không đảm bảo được quy trình niềng răng diễn ra chính xác, chuẩn y khoa. Chẳng hạn một số bất cập có thể diễn ra khiến niềng răng bị hỏng như là: 

  • Bác sĩ không thể xác định chính tình trạng răng miệng của người bệnh. Từ đó không thể đưa ra phác đồ niềng răng phù hợp. 
  • Bác sĩ không thể đo lường, kiểm soát được lực kéo niềng răng. Điều này dẫn đến kéo niềng quá mạnh/quá nhanh. 
  • Bác sĩ không thể gắn mắc cài chuẩn kỹ thuật y khoa dẫn đến các sai sót 
  • …  

Xem thêm: Niềng răng thẩm mỹ và 5 điều cần biết khi niềng răng thẩm mỹ

Đặc biệt theo các chuyên gia thì nhóm nguyên nhân này đang chiếm tỷ lệ lớn. Nhất là trong thời điểm thị trường mọc lên rất nhiều địa chỉ nha khoa thẩm mỹ. Vì thế nếu bạn cần niềng răng chỉnh nha cần phải thận trọng chọn đúng đơn vị thực hiện quy trình. 

Do người niềng răng thực hiện các sai phạm sau khi niềng răng 

Niềng răng bị hỏng cũng có thể xuất phát từ những sai lầm của “người bệnh” sau khi trải qua quá trình niềng răng. Bởi vì niềng răng muốn có kết quả tốt đòi hỏi phải có sự phối hợp cao giữa bác sĩ điều trị và người niềng răng. 

Cụ thể nếu bạn là người niềng răng thì phải tuân thủ những chỉ dẫn, lời khuyên của bác sĩ. Quan trọng nhất là bạn tuyệt đối không sai phạm trong quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Chẳng hạn: 

niềng răng hỏng

Chăm sóc răng sau khi niềng không đúng cách có thể khiến niềng răng bị hỏng

  • Đánh răng sai cách. Điều này có thể khiến răng nướu bị chảy máu. Nặng hơn bạn có thể bị tụt lợi gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. 
  • Không đeo hàm duy trì khiến răng bị lệch vị trí sau khi tháo mắc cài 
  • Ăn đồ ăn, nước uống quá lạnh hay quá nóng sau khi niềng răng 
  • Sử dụng chất kích thích khiến men răng, cấu tạo răng bị ảnh hưởng 
  • Ăn nhai thức ăn dai khiến mắc cài bị bung, dây cung bị đứt 
  • Không đến tái khám đúng như lịch hẹn của bác sĩ 

Xem thêm: Các phương pháp niềng răng không nhổ hiệu quả 100%

7 dấu hiệu của niềng răng bị hỏng và cách khắc phục

Niềng răng hỏng cần sớm được phát hiện, tránh trường hợp đến khi tháo mắc cài thì đã quá muộn. Theo đó cũng không quá khó để nhận biết niềng răng bị hỏng. Bởi vì thực tế khi niềng răng bị hỏng sẽ cho thấy những dấu hiệu rõ ràng. Nổi bật có 7 dấu hiệu thường gặp bạn hãy chú ý để kịp thời khắc phục niềng răng bị hỏng nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng. 

Chân răng bật khỏi xương hàm, tiêu vùng cụt chân răng 

Chân răng bình thường nằm ở vị trí trung tâm của xương hàm. Hoặc trường hợp bạn là người có xương hàm mỏng thì chân răng sẽ bị lệch vị trí một chút. Có thể chân răng lệch ngoài hoặc trong. Trong đó nếu bạn thuộc đối tượng “bệnh nhân” bị cửa sổ xương hay khuyết hổng bẩm sinh thì bác sĩ sẽ thông báo trước đó. Đồng thời lựa chọn phương án niềng răng thích hợp tình trạng. 

niềng răng hỏng 2

Chân răng bật ra khỏi xương hàm

Tuy nhiên trong quá trình niềng răng nếu bạn nhận thấy xương chân răng có hiện tượng bật ra khỏi xương hàm, tiêu cụt chân răng hãy chú ý. Bởi vì đây là một dấu hiệu cho thấy niềng răng bị hỏng. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này có thể do di chuyển răng lực quá lớn. Hoặc có thể do cơ sinh di chuyển răng không chuẩn khiến chóp răng/cổ răng bị bật ra ngoài xương hàm. 

Xem thêm: Những phương pháp niềng răng lệch nhân trung hiệu quả 100%

Thông thường nếu tình trạng chân răng bị bật ra nhẹ thì bác sĩ sẽ thay đổi hướng Torque. Từ đó xoay chân răng trở lại vị trí ban đầu. Còn trường hợp chân răng bật ra khỏi xương hàm quá nặng hay tiêu vùng cổ thì dường như không thể cứu vãn. 

Ở đây bạn chú ý để  nhận biết được tình trạng niềng răng hỏng có thể sờ vào chân răng (ứng vùng chóp ngoài xương hàm). Khi đó nếu bạn cảm nhận thấy chân răng bị lệch ra ngoài hãy nhanh chóng chụp phim Conebeam CT để biết chính xác tình trạng răng. Riêng tiêu cụt chân răng thường ít xảy ra và hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. 

Lệch mặt, răng bị lệch khỏi đường giữa

Quá trình di chuyển răng cần giữ đường giữa thẳng trục và trục của khuôn mặt. Nghĩa là đường giữa hàm trên phải trùng hàm dưới. Đồng thời trùng với nhân trung, đỉnh mũi cũng như điểm glabella trên khuôn mặt. Chỉ khi đảm bảo được đường thẳng trục thì kết thúc quá trình niềng răng mới giúp khuôn mặt trở nên cân đối. 

niềng răng hỏng 5

Lệch mặt, răng lệch là một biểu hiện cho thấy niềng răng bị hỏng

Ngược lại nếu trong quá trình niềng răng bạn thấy có dấu hiệu lệch mặt. Hoặc trường hợp răng bị lệch khỏi đường giữa. Lúc này bạn cần nhanh chóng di chuyển đến đơn vị nha khoa thẩm mỹ. Bởi vì có thể niềng răng của bạn đang bị trục trặc, bị hỏng. 

Xem thêm: Cằm lẹm là gì? Cằm lẹm niềng răng có được không?

Tuy nhiên bạn chú ý dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng này không đúng với trường hợp bị bẩm sinh trước đó. Tức là bạn thuộc nhóm người bị khuyết điểm bẩm sinh trên khuôn mặt: 

  • Bị lệch mặt bẩm sinh 
  • Mũi bị lệch 
  • Xương hàm dưới bẩm sinh có độ dài khác nhau 
  • … 

Chính xác, nếu bạn bị khuyết điểm nêu trên thì khi niềng răng sẽ không thay đổi được. Bởi vì bản chất của niềng răng chỉ là tác động lực giúp răng di chuyển về đúng vị trí. Còn trường hợp bạn bị lệch mặt hay răng bị lệch khỏi đường giữa bẩm sinh thì muốn sửa đổi phải can thiệp thẩm mỹ. 

Cười hở lợi nặng hơn và răng bị quặp

Một dấu hiệu thường thấy của niềng răng hỏng là khiến “bệnh nhân” niềng răng cười hở lợi nặng hơn. Theo đó trường hợp này thường xảy ra khi niềng răng hô. 

Cụ thể, khi niềng răng hô không tính toán chính xác lực kéo cũng như lựa chọn loại mắc cài phù hợp tình trạng răng. Dẫn đến khi kéo khối răng hô trước lùi ra không thể kiểm soát được cơ sinh học di chuyển của răng. Điều đó khiến hàm răng trên không chỉ di chuyển ra sau theo áp lực của lực kéo mà đi xuống dưới. Cuối cùng kết quả xảy đến là tình trạng răng cắn sâu, răng quặp và cười hở lợi nặng. 

Xem thêm: Biện pháp khắc phục niềng răng bị hóp má hiệu quả 100%

niềng răng bị hỏng

Niềng răng bị hỏng có thể dẫn đến tình trạng cười hở lợi nặng hơn

Thông thường để khắc phục niềng răng bị hỏng theo tình huống này bác sĩ nha khoa sẽ tiếp tục cho “bệnh nhân” đeo mắc cài. Đồng thời tiến hành đánh lún khối xương hàm trên một cách toàn bộ. Hoặc nha sĩ chỉ chọn đánh lún cục bộ ở các khối răng trước bị quặp mà thôi. Tuy nhiên bạn lưu ý quá trình đánh lún để sửa chữa răng sau khi niềng bị hỏng sẽ mất nhiều thời gian. Như chia sẻ của các chuyên gia thì gần như bạn sẽ phải trải qua một liệu trình niềng răng nếu là “bệnh nhân”.   

Các răng bị nghiêng, mất tính ổn định 

Niềng răng là sử dụng các kỹ thuật để tác động giúp răng di chuyển về vị trí mong muốn. Theo đó kiểu di chuyển răng được đánh giá tối ưu nhất là di chuyển tịnh tiến ở trên cung hàm. Đồng thời thân răng cùng chân răng tạo nên trục thẳng trùng trục truyền lực nhai của hàm trên, hàm dưới. Có như thế thì kết thúc quá trình niềng răng sẽ giúp khớp cắn ổn định cũng như thực hiện chức năng tốt nhất. 

Vậy nên nếu các răng bị nghiêng, di chuyển không tịnh tiến và làm cho khớp nhai không ổn định thì đó là dấu hiệu niềng răng hỏng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hiệu ứng cuộn. Trong đó để nhận biết bạn chỉ cần chú ý quan sát khoang miệng sau khi niềng răng. 

Xem thêm: Những phương pháp khắc phục niềng răng bị lệch mặt hiệu quả

niềng răng hỏng 6

Niềng răng bị hỏng có thể biểu hiện qua dấu hiệu răng bị nghiêng

Cụ thể, nếu bạn thấy các răng có tình trạng nghiêng vào khoảng trống. Tức là không phải toàn bộ thân răng di chuyển tịnh tiến để lấp đầy các khoảng trống khi niềng. Khi đó bạn hãy đến nha sĩ để nhanh chóng khắc phục lỗi niềng răng bị hỏng. 

Thông thường để khắc phục tình trạng này nha sĩ sẽ tiến hành quy trình dựng lại trục răng. Đồng thời đóng lại khoảng trống giữa các răng theo hệ thống lực khác. Riêng trường hợp bạn sở hữu hàm răng thưa thì nha sĩ sẽ sẽ điều chỉnh nha giúp khắc phục khuyết điểm. Bởi vì nếu áp dụng biện pháp đóng khoảng nghiêng thì dễ dẫn đến tình trạng tái phát sau này khi đã tháo mắc cài. 

Gắn mắc cài bị sai

Mắc cài cùng với dây cung, các khí cụ hỗ trợ gần như là không thể thiếu trong quá trình niềng răng. Trong đó quan trọng nhất chính là mắc cài. Vậy nên nếu gắn mắc cài sai đồng nghĩa niềng răng hỏng. Toàn bộ phác đồ điều trị, sự di chuyển của răng sẽ không thể thực hiện được. 

Tuy nhiên nếu sớm phát hiện mắc cài niềng răng bị gắn sai thì cách khắc phục không khó. Thông thường nha sĩ sẽ chỉ cần tháo mắc cài được gắn sai ra. Sau đó tiến hành quy trình gắn mắc cài đúng kỹ thuật y khoa là được. 

Xem thêm: Răng khấp khểnh là gì? Răng khấp khểnh có nên niềng không?

niềng răng hỏng 3

Gắn mắc cài sai sẽ khiến quá trình di chuyển của răng không thể kiểm soát theo ý muốn 

Ngược lại với giải pháp khắc phục đơn giản thì việc nhận biết mắc cài bị gắn sai lại không dễ. Bởi vì hiện nay có rất nhiều phương án niềng răng khác nhau ra đời. Kéo theo mắc cài niềng răng không còn được gắn ở một vị trí nữa. Thay vào đó tùy vào tình trạng răng miệng, ý muốn của người niềng răng,…thì nha sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài ở những vị trí riêng. Chẳng hạn như: 

  • Gắn mắc cài lệch về phía thân răng 
  • Gắn mắc cài giữa răng 
  • Gắn mắc cài lệch về phía cổ 
  • Gắn mắc cài ở mặt trong răng
  • Gắn mắc cài ở mặt ngoài răng 
  • … 

Tụt lợi sau khi niềng răng

Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy mỗi năm tại đây có khoảng 400.000 người bị tụt lợi sau khi niềng răng. Tỷ lệ người bị tụt lợi không mong muốn chiếm 10%. 

Tuy nhiên các chuyên gia chia sẻ đôi khi bị tụt lợi sau khi niềng răng là không tránh khỏi. Vấn đề đặt ra là nha sĩ tiến hành niềng răng phải tiên lượng trước những tình huống có thể xảy ra. Từ đó thông báo trước cho người có nhu cầu niềng răng. Có như thế người bệnh sẽ chủ động về tâm lý và có tính toán để đưa ra lựa chọn niềng răng hay không. 

Thông thường nếu một số điểm tút lợi nhỏ sẽ không gây ra những lo ngại về kết quả niềng răng. Còn trường hợp tụt lợi liên quan đến việc răng di chuyển quá mức cần thận trọng. Bởi vì khi đó răng cửa có thể bị nghiêng ra mặt ngoài, làm trồi, làm xoay răng. Và với tình trạng này nha sĩ sẽ khắc phục bằng cánh đánh giá toàn diện. Rồi tiến hành ghép lợi, tái sinh mô. Hoặc nha sĩ sẽ kích hoạt mắc cài xoay cổ chân răng vào trong giúp thuận lợi cho việc điều trị niềng răng hỏng.  

niềng răng bị hỏng 5

Tụt lợi sau khi niềng răng

Ngoài ra biến chứng nặng của tụt lợi là chân răng bị bật khỏi xương hàm. Nguyên nhân là do hướng di chuyển của chóp răng không thể kiểm soát. Lúc này cách khắc phục duy nhất là phải trồng lại răng mới.  

Đau hàm, răng bị chết tủy

Sau khi niềng răng nếu quy trình không được thực hiện chuẩn và dẫn đến bị hỏng thì bạn có thể gặp tình trạng đau hàm. Nguyên nhân là do có thể niềng răng 2 hàm không khớp nhau. Điều này khiến bạn khó khăn khi nhai. Đồng thời các cơn đau hàm, thậm chí đau vai gáy khi nhai sẽ kéo đến. 

Đặc biệt niềng răng bị hỏng cũng có thể khiến răng chết tủy. Theo đó dấu hiệu nhận biết là bạn sẽ bị đau ở một hay một số chiếc răng sau khi niềng. Cơn đau kiểu bốc lên tận thái dương, rất đau và khó chịu. 

Vậy nên sau khi trải qua quá trình niềng răng nếu bạn cảm thấy 2 dấu hiệu nêu trên hãy quy trở lại đơn vị niềng răng. Bác sĩ nha khoa sẽ thăm khám và xác định chính xác tình trạng niềng răng bị hỏng. Từ đó nha sĩ sẽ đưa ra cách khắc phục phù hợp, hiệu quả nhất. Ví dụ: 

  • Trường hợp đau hàm do không thể khớp hàm: Nếu bạn có bệnh lý khớp hàm thì sẽ phải tiến hành cắn khớp tại bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp lấy lại vị trí cơ xương khớp ổn định. Sau đó tiến hành quy trình niềng răng lại. 
  • Trường hợp răng chết tủy: Bạn sẽ được bác sĩ điều trị lấy tủy răng trước. Sau đó niềng răng chuẩn y khoa. 

niềng răng hỏng 4

Khi niềng răng bị hỏng bạn có thể cảm thấy đau hàm hay đau bốc lên tận thái dương 

Tác hại khi niềng răng bị hỏng 

Niềng răng khi hoàn thành quy trình sẽ giúp bạn sở hữu nụ cười tỏa nắng và nhiều lợi ích hấp dẫn khác. Tuy nhiên nếu niềng răng hỏng chắc chắn sẽ mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Cụ thể như là: 

Mất thời gian và tiền bạc

Niềng răng không phải là việc một sớm một chiều. Thay vào đó việc niềng răng là cả một quá trình. Đặc biệt quá trình ấy trung bình phải kéo dài từ 18 tháng – 24 tháng. Đôi khi thời gian niềng răng sẽ nhanh hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Chẳng hạn như: 

  • Độ tuổi của người niềng răng 
  • Tình trạng răng niềng xấu nặng hay nhẹ 
  • Loại mắc cài niềng răng định gắn 
  • … 

Vậy nên nếu niềng răng bị hỏng thì thời gian niềng phải kéo dài thêm cho việc khắc phục, sửa chữa. Trong đó một số trường hợp bạn phải tiến hành lại từ đầu quy trình niềng năng. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn so với kế hoạch đưa ra. 

Ngoài ra, việc niềng năng bị hỏng cũng sẽ khiến bạn tốn kém chi phí. Nhất là trường hợp bạn niềng răng tại địa chỉ nha khoa thẩm mỹ kém uy tín. Khi đó bạn phải chuyển cơ sở niềng răng mới. Tức là bạn phải đầu tư một khoản tiền mới cho quá trình chỉnh nha thẩm mỹ của mình. Quan trọng là chi phí của quá trình niềng răng không hề nhỏ. 

niềng răng bị hỏng 4

Quy trình niềng răng bị hỏng sẽ khiến bạn tốn kém nhiều về thời gian, tiền bạc

Rủi ro về sức khỏe

Một tác hại nghiêm trọng bạn có thể sẽ phải đối mặt khi niềng răng bị hỏng là rủi ro về sức khỏe. Chính xác, niềng răng nếu bị hỏng nhẹ có thể khiến bạn cảm thấy đau. Có thể là đau hàm, đau vai gáy khi nhai thức ăn. Còn nếu nặng hơn thì bạn có thể gặp các tình trạng như sau: 

  • Xô lệch hàm, răng
  • Lệch mặt 
  • Chết tủy răng 
  • Tụt lợi 
  • … 

Nhìn chung niềng răng hỏng là nguyên nhân hàng đầu sẽ khiến chức năng răng bị suy giảm. Có thể bạn sẽ không thể ăn nhai như bình thường. Răng cũng có thể trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn khi chạm đồ ăn thức uống quá nóng, quá lạnh. Đặc biệt khả năng giao tiếp bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhất là sức khỏe răng miệng bị đe dọa trước các bệnh lý viêm nhiễm, tiêu chân răng. 

Ngoài ra, niềng răng bị hỏng còn có thể khiến bạn trở nên kém xinh. Những mục đích ban đầu như sửa chữa khuyết điểm răng mặt, nâng tầm nhan sắc sẽ bị phá bỏ hoàn toàn. Không chỉ khuôn mặt bạn không thể thon gọn, V-line mà có thể bị biến dạng xấu xí. 

niềng răng bị hỏng 2

Niềng răng bị hỏng sẽ mang đến nhiều tiềm ẩn nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe của bạn

Kết luận

Qua góc thông tin ở trên bạn có thể nhận thấy niềng răng hỏng có thể mang lại nhiều tác hại nghiệm trọng. Vậy nên nếu bạn muốn niềng răng hãy chủ động lựa chọn đơn vị nha qua uy tín để hạn chế tối đa tình trạng niềng răng bị hỏng. Đặc biệt sau khi niềng bạn đừng quên nắm bắt các dấu hiệu hư hỏng để kịp thời đến nha sĩ khắc phục nhanh nhất. Ngoài ra nếu bạn cần tư vấn hoặc niềng răng chuẩn y khoa hãy đến với Dr.Vương. Mọi thông tin liên hệ bạn xem tại https://drvuong.vn/ 

“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”

Liên hệ

Bác sĩ nha khoa Vũ Tuân

Tác giả bài viết: Bác sĩ  Vũ Tuân

– Chuyên ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (Niềng Răng). Kinh nghiệm làm việc 2 năm. Chứng chỉ hành nghề số: 012580/ĐNAI – CCHN

Tham vấn y khoa: Bác sĩ  Phan Huỳnh Anh

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *