Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng

niềng răng có nguy hiểm không
5/5 - (6 bình chọn)

Một hàm răng trắng sáng và đều tăm tắp là niềm mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng may mắn sở hữu được hàm răng như vậy. Đó là lý do nhu cầu nắn chỉnh răng ngày càng trở nên phổ biến hơn trong vài năm gần đây. Vấn đề khiến đa số mọi người băn khoăn nhất trước khi quyết định niềng răng là niềng răng có đau không? Nếu có thì đau ở giai đoạn nào? Và làm sao để giảm bớt sự đau nhức sau khi niềng răng? 

Niềng răng có đau không?

Niềng răng được biết đến là một kỹ thuật chỉnh nha, sử dụng cho các trường hợp nắn chỉnh những chiếc răng mọc lệch, sai vị trí khớp cắn, thò ra thụt vào hoặc xiêu vẹo. Hiểu một cách đơn giản nhất thì với kỹ thuật niềng răng hiện đại ngày nay, các nha sĩ sẽ dùng loại mắc cài chuyên dụng gắn lên từng chiếc răng rồi kết nối các mắc cài đó lại với nhau bằng dây cung.

Và trong suốt quá trình niềng răng, bác sĩ chắc chắn sẽ cần phải tác dụng lực ít nhiều vào hàm răng của bạn. Vậy nên, về thắc mắc niềng răng có đau không thì xin khẳng định với bạn là có đau. 

Xem thêm: Top 8 kinh nghiệm niềng răng mà bạn cần biết trước khi niềng

niềng răng có đau không

Niềng răng có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau

Tuy nhiên, sẽ không đau như một số thông tin bị phóng đại hiện nay. Đồng thời, mức độ đau nhức còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Sau đây là một số nguyên nhân chính khiến cho bạn có thể thấy đau khi niềng răng. 

Hệ thống mắc cài, dây cung tác động lực lên răng

Như đã đề cập qua ở phía trên, trong suốt quá trình niềng răng, hệ thống mắc cài cùng với dây cung sẽ luôn luôn tác động lực lên răng của bạn. Trường hợp này gặp nhiều khi bạn chọn loại mắc cài thường có dây thun cố định. Do chất liệu thun nên độ co giãn, đàn hồi của dây cung chỉ trong một thời gian nhất định. Về lâu về dài thì độ đàn hồi sẽ giảm, khiến sự co kéo giữa các mắc cài lớn hơn, tăng lực ma sát khiến răng đau nhức, ê buốt. 

Đặc biệt, với người trưởng thành khi toàn bộ hàm răng đã phát triển hoàn chỉnh thì khả năng xảy ra ê buốt càng lớn hơn khi niềng răng. Để giảm tình trạng này thì bạn có thể lựa chọn niềng răng với loại dây cung hợp kim. Với điều kiện là chi phí bỏ ra sẽ cao hơn so với dây thun. 

Xem thêm: Cách khắc phục răng chạy lại sau khi tháo niềng hiệu quả 100%

Hệ thống mắc cài, dây cung tác động lực lên răng

Gây xước các vùng môi, má, trong miệng

Thông thường khi ăn uống hay nói chuyện, sự va chạm qua lại giữa răng với phần môi, má,… trong khoang miệng của chúng ta là rất nhiều. Vậy nên khi mới niềng răng chắc chắn bạn không thể quen ngay và việc các mắc cài có thể gây xước, rách ở vùng non mềm của môi, má là rất bình thường. 

Tình huống này không hẳn là do chất lượng mắc cài gây ra. Bởi vì cho dù loại mắc cài bạn chọn chất lượng cao tới mấy thì vẫn sẽ có một số vị trí hơi sắc nhọn. Mà bên trong khoang miệng thì lại rất mềm, dễ bị tổn thương nên va chạm nhiều hẳn nhiên không tránh khỏi xây xước nhẹ. Việc của bạn chỉ cần cố gắng thích nghi nhanh một chút, trong ăn uống hay nói chuyện thì cẩn thận hơn, chậm rãi hơn ở thời gian đầu khi mới niềng răng. 

Xem thêm: Chế độ ăn uống khi niềng răng để có một hàm răng đẹp

Mắc cài gây xước các vùng môi, má, trong miệng

Đau nhức trong quá trình ăn nhai

Tương tự như tình trạng xước xát thi thời gian đầu khi mới gắn mắc cài, chắc chắn bạn sẽ thấy ê buốt, đau nhức khi ăn, nhai, cắn bằng răng. Kể cả đồ ăn có mềm bao nhiêu nhưng nếu vẫn cần hoạt động nhai qua lại rồi mới nuốt xuống được thì hiển nhiên sẽ không tránh khỏi khó chịu. Bởi sự tác động lực khi gắn và siết mắc cài sẽ khiến răng của bạn chưa thích ứng kịp. 

Sự đau nhức, ê buốt giống như một cách mà hàm răng của chúng ta “phản kháng” lại sự ép buộc thay đổi vị trí đột ngột của chúng vậy. Ngoài ra, việc đau cỡ nào, đau bao nhiêu còn phụ thuộc vào nền răng và xương của bạn. Người bị đau nhức lâu dài tới mức không thể ăn được gì thì chứng tỏ nền răng đang rất yếu, cần phải chú ý và chăm sóc răng miệng tốt hơn. 

Niềng răng gây đau nhức trong quá trình ăn nhai

Những giai đoạn có thể đau khi niềng răng

Trong suốt quá trình niềng răng, bạn có thể gặp các cơn đau nhức ở nhiều giai đoạn khác nhau. Có người niềng răng tới gần cuối rồi vẫn thi thoảng gặp tình trạng hơi ê buốt một chút là bình thường. Nhìn chung, để hiểu rõ hơn xem nẹp răng có đau không thì chúng ta sẽ đi sâu vào một số giai đoạn được cho là dễ bị đau nhức nhất trong suốt quá trình điều trị. 

Xem thêm: Răng sâu có niềng được không? Biện pháp hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Giai đoạn tách kẽ răng

Tách kẽ là giai đoạn chuẩn bị quan trọng trước khi bắt đầu niềng răng. Ở bước này, các bác sĩ sẽ đặt dây chun vào các kẽ răng để tiến hành tách kẽ vì răng của người trưởng thành thường sẽ mọc rất sít nhau. 

Mục đích chính của việc tách kẽ răng là để tạo các khoảng trống hở giúp cho những chiếc răng có thể di chuyển trong quá trình niềng. Và điều hiển nhiên là bạn sẽ thấy ê buốt, đau nhức ngay từ lúc bác sĩ bắt đầu tách kẽ cho tới tận vài ngày sau đó. Nhưng đừng quá lo lắng, cảm giác này sẽ mau chóng hết khi bạn đã quen với việc đeo niềng răng thôi. 

Đau nhức khi tách kẽ răng bằng dây thun

Giai đoạn nhổ răng tạo khoảng khi niềng răng

Giống như tách kẽ thì mục đích chính của giai đoạn nhổ răng cũng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển khi niềng. Tuy nhiên, nhổ răng không phổ biến như tách kẽ. Đặc biệt với người trưởng thành, răng miệng đã hoàn chỉnh thì việc nhổ đi 1 chiếc răng không phải chuyện nhỏ, có thể ảnh hưởng lớn đến hệ thống dây thần kinh. 

Vì vậy, tùy thuộc vào tình trạng hàm răng của bạn mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp xem có cần thiết phải nhổ răng hay không. Trên thực tế, khi nhổ răng bác sĩ sẽ dùng thuốc tê để gây tê cục bộ nên bạn sẽ không thấy vấn đề gì. 

Còn sau đó khi thuốc tê hết thì có thể hơi ê buốt hoặc cũng khá đau nhức. Nhưng nhìn chung thì chỉ sau khoảng 1 – 2 ngày là cảm giác này bay biến thôi. Tình trạng đau buốt ở bước này không gây ảnh hưởng lớn, cũng không kéo dài. 

Xem thêm: Nhổ răng khi niềng có hại không? Những lưu ý nhổ răng để niềng

Đau nhức khi nhổ răng

Giai đoạn gắn mắc cài và dây cung

Sau khi tách kẽ và nhổ răng, bạn sẽ đến với bước gắn mắc cài và dây cung. Thực tế, bước đầu khi mới hoàn thiện hệ thống mắc cài cùng dây cung thì hầu hết chúng ta sẽ không thấy đau. Một số trường hợp ít nhiều vẫn có thể thấy hơi ê răng một chút xíu nhưng về cơ bản là cơn đau không đáng kể, không ảnh hưởng nhiều tới ăn uống của bạn. 

Một vài ngày sau đó, tình trạng đau nhức khả năng sẽ xảy ra vì lúc này, sự kết hợp giữa dây cung và hệ thống mắc cài mới chính thức hoạt động. Việc bạn dùng răng để cắn, nhai thức ăn sẽ khiến lực kéo của dây cung thay đổi, kéo theo sự di chuyển của mắc cài gắn trên răng. Răng chưa thích ứng kịp sẽ đau là chuyện bình thường. 

Tình trạng này tùy thuộc vào cơ địa và độ nhạy của răng mà cơn đau sẽ khác nhau ở mỗi người. Thậm chí có người hoàn toàn không đau tí nào cũng không khó chịu gì. 

Xem thêm: [Thắc mắc] Thời gian niềng răng bao lâu thì răng đều và đẹp

Đau nhức khi gắn hệ thống mắc cài cùng dây cung

Giai đoạn siết răng định kỳ

Nếu tham khảo bạn bè người thân về câu hỏi niềng răng đau không hay giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng thì đáp án nhận được tỷ lệ cao sẽ rơi vào giai đoạn siết răng định kỳ này. Trong suốt thời gian dài niềng răng, bạn cần phải tiến hành siết răng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ điều trị, thường là 1 tháng 1 lần. 

Bởi trong quá trình ăn uống, nhai nuốt, nói chuyện đều có thể khiến cho dây cung bị tuột, mắc cài bị lệch hoặc răng không ở đúng vị trí như mong muốn. Vậy nên, việc siết lại răng đều đặn hàng tháng để đưa về đúng chỗ là điều cần thiết. Và điều hiển nhiên, bác sĩ sẽ cần tác động lực lên răng của bạn. Thậm chí có trường hợp là lực không nhỏ. Vậy nên chắc chắn rồi, đây sẽ là giai đoạn mà nhiều người thấy đau nhất, “gian nan” nhất khi niềng răng. 

Đau nhức khi siết răng định kỳ

Giai đoạn điều trị tổng quát

Điều trị tổng quát thực tế không phải là một giai đoạn cụ thể vì quá trình này diễn ra trong suốt thời gian bạn niềng răng. Trước khi chuẩn bị niềng răng, bạn cần được khám tổng quát để bác sĩ có những nhận định chuẩn xác nhất về tình hình răng miệng. 

Từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài ra, trong toàn bộ thời gian niềng răng, ngoài lúc khám hay siết răng định kỳ thì bạn sẽ không tránh khỏi những lúc rớt mắc cài, tuột dây cung, rách hay chảy máu khoang miệng,… Tất cả những lần đó đều có thể gây nên cơn đau nhẹ. 

Xem thêm: [Góc tìm hiểu] Nên niềng răng hay bọc sứ tốt hơn?

Một số cơn ê buốt nhẹ trong toàn bộ quá trình điều trị tổng quát

Niềng răng bao lâu mới hết đau?

Niềng răng là một quá trình dài, thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 18 – 36 tháng tùy người. Trong suốt quãng thời gian đó, có người sẽ đau khi tách kẽ, người đau khi gắn mắc cài, người lại đau lúc siết răng định kỳ,… Hoặc cũng có người luôn trong tình trạng hơi đau nhức, ê buốt răng tới tận khi chuyển sang bước đeo hàm duy trì. Vậy nên, không ai khẳng định chắc chắn được rằng bạn sẽ hết đau vào lúc nào trong toàn bộ thời gian niềng răng. 

Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ không còn thấy đau nhức sau khi đã gắn mắc cài khoảng 1 – 2 tuần. Còn lại, một số tình huống đau nhức hay ê buốt có thể gặp phải sau đó đều không đáng ngại. 

Cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả nhất

Một khi đã biết niềng răng là chắc chắn sẽ đau ít nhiều thì điều bạn cần làm là tìm hiểu những phương pháp giảm đau thích hợp. Những cách giảm đau dưới đây dựa trên yếu tố chủ quan, tức là bản thân bạn hoàn toàn có thể chủ động làm những điều này để giảm bớt sự khó chịu, ê buốt trên răng. Hãy cùng xem đó là những biện pháp nào. 

Lựa chọn đồ ăn mềm trong 1 tuần đầu tiên gắn mắc cài

Những đồ ăn mềm cho người mới niềng răng theo lời khuyên của nha sĩ

Tối thiểu trong 1 tuần đầu tiên bạn nên chọn những đồ ăn thật mềm, dễ ăn để hạn chế tối đa hoạt động nhai của răng. Nếu quá đau, tốt nhất hãy ăn đồ ăn lỏng như cháo. Vì thực tế là nếu không tạm thời đổi thực đơn thì bạn cũng không thể nào ăn nổi với những món cần nhai nhiều như vậy. Mà nếu không ăn được thì sẽ không đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể trong khi chúng ta vẫn cần năng lượng để phục vụ cho học tập, làm việc, sinh hoạt mỗi ngày. 

Ngậm nước muối ấm giúp giảm ê buốt

Nước muối ấm không chỉ có công dụng giảm ê buốt mà còn sát trùng, sát khuẩn những vết xước, vết rách do hệ thống mắc cài gây ra trong khoang miệng của bạn ở thời gian đầu khi mới niềng răng. Không chỉ 1 – 2 tuần đầu mà bạn nên duy trì việc súc miệng hoặc ngậm nước muối ấm về lâu dài. Đây là một thói quen tốt trong vệ sinh răng niềng

Ngậm nước muối ấm là thói quen tốt kể cả niềng răng hay không niềng răng

Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt – ăn uống

Ngoài việc lựa chọn đồ ăn mềm để giảm bớt đau nhức, ê buốt thì trong quá trình niềng răng, bạn còn cần nắm bắt được 1 số lời khuyên hữu ích trong chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể như sau: 

  • Ăn thật chậm, nhai thật kỹ
  • Tránh xa những đồ ăn dai, cứng, dính hoặc dễ giắt răng 
  • Hạn chế sử dụng những răng phía trước để nhai, cắn
  • Vệ sinh răng miệng đều đặn, tốt nhất là chải răng ngay sau khi ăn xong
  • Uống nhiều nước

Tuyệt đối không được quên vệ sinh răng miệng đều đặn trong ngày

Lựa chọn bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm

Kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, tay nghề và danh tiếng của bác sĩ điều trị chắc chắn là quan trọng nhất đối với việc niềng răng. Việc tìm hiểu và chọn bác sĩ điều trị giỏi, tốt, có tâm và có tầm không chỉ giúp quá trình bạn niềng răng được thuận lợi hơn mà các cơn đau buốt hay các sự cố cũng giảm đi rất nhiều. 

Xem thêm: Niềng răng có phải nhổ răng khôn không? Những lợi ích bạn cần biết

Lựa chọn nha khoa uy tín, đầy đủ trang thiết bị để chỉnh nha

Cuối cùng, một địa chỉ nha khoa uy tín, có tiếng tăm với hệ thống trang thiết bị hiện đại là yếu tố cực kỳ quan trọng để bạn sở hữu hàm răng trong mơ sau khi tháo niềng, kết thúc toàn bộ thời gian niềng răng. 

Hiện nay trên toàn quốc, các nha khoa uy tín chuyên về niềng răng không thiếu, bạn có thể tham khảo trên các công cụ tìm kiếm, diễn đàn, hội nhóm. Gợi ý nhỏ cho bạn, DR.VUONG chính là một trong những nha khoa niềng răng đáng tin cậy, đang được khách hàng đánh giá tốt. 

Nha khoa Dr.Vương là một lựa chọn uy tín về dịch vụ niềng răng

Những thắc mắc thường gặp khi niềng răng

Ngoài những kiến thức cơ bản xung quanh vấn đề nieng rang co dau khong thì còn một số câu hỏi thường gặp mà các bạn hay thắc mắc về niềng răng. Nhân tiện đây, bài viết sẽ giải đáp luôn cho bạn đọc. Xin mời tham khảo đáp án bên dưới. 

Niềng răng có phải nhổ răng không

Như đã đề cập qua ở bên trên, nhổ răng không phải giai đoạn bắt buộc khi niềng răng. Phác đồ điều trị khi niềng răng của mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn ở thời điểm đó mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp xem có cần nhổ răng hay không. Hiện nay, một số trường hợp phổ biến cần can thiệp nhổ răng khi niềng là:

  • Răng hô, răng móm
  • Răng mọc lộn xộn, chen chúc nhau, chiếc thụt ra chiếc thụt vào, chiếc trồi lên chiếc tụt xuống
  • Răng mọc sai khớp cắn
  • Răng quá nhiều 

Riêng trường hợp răng quá nhiều, dù răng bạn mọc tương đối ngay hàng thẳng lối nhưng trong trường hợp vẫn muốn niềng để đẹp hơn thì bắt buộc phải nhổ bớt đi để tạo khoảng trống. Vì khi đó, việc tách kẽ răng là chưa đủ rộng để răng di chuyển khi niềng. 

Răng hô là một trường hợp cần nhổ răng trước khi niềng

Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không

Về cơ bản, niềng răng hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến hệ thống thần kinh với điều kiện bạn không cần nhổ răng. Bởi các dây thần kinh nằm tận sâu ở tủy răng. Còn việc bạn niềng răng chỉ đơn thuần là điều chỉnh lại vị trí những chiếc răng mọc lệch ở hàm. Việc răng di chuyển ít nhiều trong quá trình niềng sẽ không ảnh hưởng gì tới các dây thần kinh. 

Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ chỉ định bạn cần phải nhổ răng rồi mới niềng thì việc ảnh hưởng tới hệ thần kinh là có thể xảy ra. Nhưng hãy yên tâm, vì trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chụp X-quang thật kỹ để xác định vị trí chiếc răng nhổ và xem xem có tác động tới dây thần kinh hay không. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. 

Niềng răng không nhổ răng thì hoàn toàn không ảnh hưởng tới thần kinh

Như vậy, với bài viết trên đây, Dr. Vương đã giải đáp cho bạn đọc toàn bộ thắc mắc về chủ đề niềng răng có đau không cùng một số vấn đề liên quan. Ngoài ra, nếu cần tư vấn về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến niềng răng, bạn đọc hoàn toàn có thể liên hệ với chúng tôi để được trả lời trong thời gian sớm nhất. 

“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”

Liên hệ

Bác sĩ nha khoa Vũ Tuân

Tác giả bài viết: Bác sĩ  Vũ Tuân

– Chuyên ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (Niềng Răng). Kinh nghiệm làm việc 2 năm. Chứng chỉ hành nghề số: 012580/ĐNAI – CCHN

Tham vấn y khoa: Bác sĩ  Phan Huỳnh Anh

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *