Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhất hiện nay vì mang lại hiệu quả rất cao. Khi niềng răng thì cần phải nhổ răng nên gây ra rất nhiều hoang mang cho những ai chưa nắm rõ. Vậy nhổ răng khi niềng có hại không? Nhổ bao nhiêu cái? Nhổ răng để niềng có đau không? Để trả lời những câu hỏi này, hãy cùng drvuong.vn tìm hiểu về kiến thức niềng răng nhé.
Niềng răng có cần nhổ răng không?
Niềng răng có cần nhổ răng không?
Trường hợp nào nhổ răng khi niềng răng?
Khi chuẩn bị niềng răng sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng liệu có cần nhổ răng khi niềng hay không. Câu trả lời sẽ là tùy thuộc và hiện trạng răng của người niềng. Thông thường, nhổ răng để niềng là một cần thuật cần thiết để hỗ trợ việc chỉnh nha.
Khi nhổ răng sẽ tạo ra các khoảng trống để hỗ trợ dịch chuyển răng về vị trí hàm mong muốn. Hơn nữa, việc nhổ răng khi niềng còn giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm trong răng miệng và tránh các biến chứng gây nguy hiểm.
Xem thêm: Top 8 kinh nghiệm niềng răng mà bạn cần biết trước khi niềng
Do đó để biết chính xác việc liệu rằng có cần nhổ răng khi niềng hay không thì bạn cần gặp nha sĩ hay bác sĩ chỉnh nha để được tư vấn cụ thể. Nói chung, các trường hợp cần nhổ răng sẽ rơi vào các trường hợp như sau:
- Với người trên 17 tuổi có nhiều răng mọc sai lệch thì cần nhổ răng để việc nắn chỉnh diễn ra dễ dàng hơn
- Các trường hợp khuyết tật về hàm như: hô, vẩu, răng lệch nặng thì thường sẽ được bác sĩ yêu cầu nhổ răng để niềng
- Người có răng khôn có nguy cơ mọc lệch cũng có khả năng được bác sĩ yêu cầu nhổ vì các răng này có nguy cơ mọc lệch lạc làm tổn hại đến cấu trúc hàm. Các răng này có thể xô lệch răng khi đã niềng xong.
Niềng răng không cần nhổ răng khi nào?
Theo kinh nghiệm thì trường hợp cần khoảng trống để điều chỉnh răng về vị trí mong muốn thì mới cần nhổ răng để niềng. Còn trường hợp hàm có đủ khoảng trống cho việc niềng răng thì sẽ không cần nhổ răng. Đó là các trường hợp như: hàm răng và răng mọc không quá dày. Lúc này bác sĩ sẽ ưu tiên không dùng phương pháp nhổ răng nhưng vẫn đảm hiệu quả niềng. Các trường hợp không cần nhổ răng sẽ như sau:
- Trường hàm không hàm rộng
- Trẻ em dưới 17 tuổi khi niềng răng thường cũng sẽ không được yêu cầu niềng vì hàm vẫn còn đang phát triển nên có nhiều khoảng trống để điều chỉnh răng.
Xem thêm: Niềng răng có phải nhổ răng khôn không? Những lợi ích bạn cần biết
Nhổ răng nào? Nhổ bao nhiêu răng khi niềng?
Vậy nhổ răng khi niềng sẽ cần nhổ răng số mấy và sẽ nhổ bao nhiêu răng? Thông thường thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ các răng số 4,5,8 khi niềng bởi vì những lý do sau đây:
- Răng số 4: là chiếc răng sẽ được chỉ định nhổ đầu tiên trong quá trình niềng răng. Đặc điểm cấu trúc của răng số 4 là răng nằm ở vị trí chính giữa cung hàm. Răng số 4 không quá to cũng như không quá nhỏ nên tạo ra một khoảng trống vừa đủ cho việc chỉnh nha.
Về mặt chức năng do răng số 4 không đóng vai trò quá quan trọng trên khung hàng nên việc nhổ đi răng số 4 không thể lý tưởng hơn. Những trường hợp bác sĩ quyết định nhổ răng số 4 sẽ cho các bệnh nhân có răng móm, vổ, răng mọc chen lấn và xô đẩy nhau.
- Răng số 5: giống như răng số 4 thì răng số 5 cũng không quá quan trọng đối với hàm nền cũng được bác sĩ chỉ định nhổ.
- Răng số 8: còn được gọi là răng khôn cũng thường được bác sĩ chỉ định nhổ răng để niềng. Trên thực tế, răng khôn không có vai trò quan trọng trong chức năng nhai thức ăn vì đây là răng mọc muộn nhất. Ngoài ra, nhổ đi chiếc răng này sẽ loại bỏ được rủi ro răng khôn mọc ngang gây ảnh hưởng đến hàm sau khi niềng răng.
Việc nhổ răng khi niềng có hại không sẽ được các bác sĩ tư vấn cụ thể. Để niềng răng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng thì các bệnh nhân cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Cách khắc phục răng chạy lại sau khi tháo niềng hiệu quả 100%
Nhổ răng nào? Nhổ bao nhiêu răng khi niềng?
Nhổ răng khi niềng có hại không?
Sẽ có rất nhiều bạn lo lắng và thắc mắc liệu rằng nhổ răng khi niềng có hại không. Như bạn đã biết thì trong chỉnh nha, đặc biệt là niềng răng thì việc nhổ răng khi niềng là rất cần thiết. Nhìn chung thì việc nhổ răng để niềng sẽ không gặp hại và sức khỏe răng miệng của bạn được đảm bảo. Nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro khi nhổ răng để niềng răng, bao gồm:
Sâu răng
Tác hại tiềm ẩn đầu tiên là sâu răng vì khi niềng thì việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, bàn chải đánh răng thông thường sẽ không vệ sinh được những vị trí sâu bên trong răng nên bạn sẽ cần những dụng cụ chuyên biệt, nếu không sẽ rất dễ bị sâu răng.
Để tránh việc nhổ răng khi niềng có hại không, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng mỗi ngày 2 lần. Bạn có thể chọn bàn chải kẽ răng hoặc máy tăm nước để việc vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn.
Xem thêm: Chế độ ăn uống khi niềng răng để có một hàm răng đẹp
Mất canxi răng
Nếu không vệ sinh kỹ và đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng mất canxi răng. Điều này xảy ra do các vi khuẩn làm mất đi các loại khoáng chất cần thiết trên răng, khiến răng xảy ra tình trạng xuất hiện các vết trắng đục trên răng.
Tác hại của niềng răng: Phản ứng dị ứng
Nhổ răng khi niềng có hại không có thể xảy ra trong tình trạng bệnh nhân bị dị ứng với dây cao su latex được sử dụng trong niềng răng hoặc mắc cài kim loại. Nếu xảy ra các triệu chứng không như mong muốn, hãy thông báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn và chăm sóc một cách tốt nhất.
Tiêu chân răng
Trong khoảng thời gian nhổ răng để niềng thì có một tình trạng có thể xảy ra đó là việc chân răng bị tiêu (tiếng Anh gọi là root resorption). Đây là tình trạng mà chân răng bị rút ngắn lại. Tuy nhiên, sức khỏe răng miệng sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng này. Và trong một vài trường hợp hiếm gặp thì chân răng có thể bị tiêu một nửa gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng về dài hạn cho bệnh nhân.
Xem thêm: 7 phương pháp vệ sinh răng niềng hiệu quả nhất
Cứng liền khớp
Cứng liền khớp là tình trạng xảy ra đối với người niềng răng nhưng rất hợp gặp. Đó là tình trạng mà chân răng tích hợp vào xương nên răng sẽ không dịch chuyển dù đã được niềng. Hệ quả là tất cả các răng xung quanh có thể di chuyển gây rỡ hở ở kẽ răng.
Răng về vị trí cũ
Đây là rủi ro rất lớn khi niềng răng là răng trở về vị trí cũ sau khi quá trình niềng được hoàn tất. Do đó mà bạn được đề xuất đeo thêm hàm duy trì sau khi tháo niềng.
Xem thêm: Răng sâu có niềng được không? Biện pháp hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng
Nhổ răng khi niềng có hại không?
Nhổ răng để niềng có đau không?
Việc nhổ răng khi niềng có đau không sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật nhổ răng cũng như tay nghề của bác sĩ. Trên thực tế, các kỹ thuật nhổ răng hiện đại không ngừng phát triển giúp cho việc nhổ răng không gây ra đau nhức cho bệnh nhân. Như vậy, nhờ vào tiến bộ của y khoa mà việc nhổ răng khi niềng không gây đau đớn đến bệnh nhân.
Nhổ răng để niềng có đau không?
Có nên nhổ răng khi niềng không?
Nhổ răng khi niềng có hại không và có nên nhổ răng khi niềng là điều mà nhiều bạn quan tâm. Việc nhổ răng khi niềng là điều cần thiết cho một số trường hợp. Do đó, nếu được bác sĩ chỉ định là cần nhổ răng để niềng thì bạn nên nhổ răng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: [Thắc mắc] Thời gian niềng răng bao lâu thì răng đều và đẹp
Tuy nhiên, việc nhổ răng để niềng có thể gây ra một số tác động tiêu cực cho sức khỏe răng miệng nên bác sĩ thường hạn chế tối đa việc nhổ răng trong quá trình niềng răng.
Có nên nhổ răng khi niềng không?
Cách thức nhổ răng niềng an toàn, hiệu quả
Để nhổ răng niềng một cách an toàn và hiệu quả khi niềng, bác sĩ sẽ thực hiện các quy trình như sau:
Trước khi nhổ răng
Trước khi nhổ răng niềng, bác sĩ sẽ tiến hành:
- Thăm khám tình hình răng miệng của bệnh nhân
- Tiến hành chụp X-Quang để có thể đánh giá được tổng quát tình trạng răng
- Bạn thể có thể kê thuốc kháng sinh trước một vài ngày để bệnh nhân có thể tăng kháng khuẩn trước khi nhổ
- Bệnh nhân sẽ thông báo cho bác sĩ tiền sử các bệnh để bác sĩ có thể đưa ra đánh giá
- Đối với bệnh nhân nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ không được nhổ răng
Thực hiện nhổ răng
Bước tiếp theo là thực hiện việc nhổ răng để niềng, phòng khám nha khoa sẽ thực hiện chu trình như sau:
- Trang thiết bị nhổ răng được vệ sinh và khử trùng để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bệnh nhân
- Bác sĩ khi nhổ răng thực hiện các thao tác nhanh gọn để tránh gây sang chấn mô mềm. Đối với nhổ răng khôn thì bác sĩ cần thực hiện khéo léo sẽ làm sai kỹ thuật có thể gây ra các nguy cơ sưng lớn sau khi nhổ răng. Nguy cơ bệnh nhân bị nhiễm trùng cũng là rất cao.
Xem thêm: [Góc tìm hiểu] Nên niềng răng hay bọc sứ tốt hơn?
Sau khi nhổ răng
Để nhổ răng khi niềng an toàn, giai đoạn sau nhổ răng rất quan trọng. Sau khi nhổ răng thì cần thực hiện các bước như sau:
- Bác sĩ cần gắn gòn cầm máu cho cho bệnh nhân ít nhất 10 phút
- Sau vài ngày kể từ khi nhổ răng thì sẽ xảy ra tình trạng sưng tấy. Để giảm sưng nên chườm đá hoặc túi ấm để giảm sưng và tan máu bầm hiệu quả.
- Những ngày đầu sau khi nhổ răng nên ăn các loại thức ăn mềm được nấu ở dạng lỏng.
- Tránh các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
- Tránh chạm tay vào vết thương để tránh nhiễm trùng
- Tránh việc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, thức uống có cồn sau khi nhổ răng để niềng
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và không vận động mạnh quá sức sau khi nhổ răng.
Cách thức nhổ răng niềng an toàn, hiệu quả
Những lưu ý khi niềng răng
Kiểm tra tình trạng răng ở mức độ nào
Trước khi niềng răng nhổ răng niềng thì bạn cần đến trực tiếp nha khoa để kiểm tra tình trạng răng đang ở mức độ nào thông qua kiểm tra của bác sĩ. Đây là giai đoạn thường bác sĩ sẽ lấy mẫu hàm hoặc chụp X-Quang cho bệnh nhân.
Xem thêm: Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng
Kiểm tra tình trạng răng ở mức độ nào
Tiếp theo, thông qua tư vấn của bác sĩ bệnh nhân sẽ biết được tình trạng răng đang ở mức nào. Các tình trạng thường gặp bao gồm:
- Răng hô: đây là tình trạng sai khớp hàm khi hàm trên và hàm dưới bị lệch với nhau
- Răng móm: cũng là tình trạng sai khớp hàm và có sự chênh lệch giữa hai hàm trên và hàm dưới. Khi nhìn nghiêng, gương mặt người bị răng móm có dạng mặt lõm mất hài hòa. Khi bệnh nhân ngậm miệng lại thì răng hàm dưới sẽ phủ răng hàm trên.
- Răng thưa: trên một cung hàm, tình trạng răng mọc cách xa nhau sẽ được gọi là răng thưa. Răng thưa không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây ra tình trạng khó khăn trong khi nhai thức ăn.
- Răng lệch lạc: là tình trạng răng mọc chệch chạc loạn xạ trên gây mất thẩm mỹ
Tìm hiểu kỹ các phương pháp niềng răng
Sau khi xác định được tình trạng răng, trước khi nhổ răng để niềng thì bạn sẽ được bác sĩ tư vấn về các phương pháp niềng răng. Điều này sẽ dựa vào tình trạng hiện tại của răng, yêu cầu về mặt thẩm mỹ, khả năng tài chính…
4 phương pháp niềng răng phổ biến bạn có thể tham khảo bao gồm:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
- Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign
Những lưu ý khi niềng răng
Địa chỉ niềng răng uy tín tại TPHCM
Việc lựa chọn một trong những nha khoa uy tín là rất quan trọng. Việc nhổ răng khi niềng răng có hại không sẽ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Trong số những nha khoa uy tín hiện nay có Nha Khoa Dr Vương, một địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ 100% tốt nghiệp đại học Y dược TPHCM. Nha khoa Dr Vương là nơi chuyên về niềng răng mắc cài với đội ngũ y bác sĩ đầy kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao.
Bên cạnh đó, Nha Khoa Dr Vương được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại bật nhất hiện nay. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn về chất lượng dịch vụ tại đây.
Ngoài ra, Dr Vương có có những ưu điểm như sau:
- Mang lại giá trị cho khách hàng là mục tiêu mà Nha Khoa Dr Vương hướng tới. Tại Dr Vương, khách hàng được lấy làm giá trị nền tảng cho sự phát triển bền vững của thương hiệu.
- Hỗ trợ trả góp 0% khi niềng răng. Khi niềng răng, khách hàng chỉ cần thanh toán trước 30% và trả góp 1,000,000đ/tháng với lãi suất bằng 0%. Thời gian trẻ sẽ từ 18 tháng đến 20 tháng tùy theo kế hoạch điều trị của bệnh nhân.
- Chương trình đánh giá kết quả điều trị 6 tháng: khách hàng sẽ được đánh giá chất lượng dịch vụ tại Nha khoa Dr Vương cứ mỗi 6 tháng. Khách hàng sẽ được trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tình trạng hiện tại trong suốt giai đoạn niềng răng. Quan trọng nhất là Nha Khoa Dr Vương sẽ cho phép khách hàng xem lại toàn bộ hình ảnh thể hiện sự thay đổi trước khi niềng, trong khi niềng và sau khi niềng.
Địa chỉ niềng răng uy tín tại TPHCM
Như vậy, Drvuong.vn vừa chia sẻ đến bạn các kiến thức liên quan đến việc nhổ răng khi niềng có hại không. Việc nhổ răng là cần thiết cho quá trình niềng. Và nhổ răng khi niềng nhìn chung là không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nếu quy trình nhổ răng được đảm bảo thực hiện an toàn và hiệu quả.
“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”
Liên hệ
- Hotline tư vấn: 0901 186 864
- Email liên hệ: tuvan@nhakhoadrvuong.vn
- Kênh Youtube: Niềng Răng Đẹp – Dr Vương
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrvuong

Tác giả bài viết: Bác sĩ Vũ Tuân
– Chuyên ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (Niềng Răng). Kinh nghiệm làm việc 2 năm. Chứng chỉ hành nghề số: 012580/ĐNAI – CCHN
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phan Huỳnh Anh
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.