gọi Hotline

Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu, hãy gọi ngay cho Dr. Vương nhé!

Nâng khớp cắn trong niềng răng là gì? Khi nào thì thực hiện?

Khi các răng ở hàm trên hoặc dưới có sự phát triển quá mức sẽ khiến cho khớp cắn ở 2 hàm trở nên mất cân đối, không sát khít nhau.

Đây là tình trạng sai lệch khớp cắn không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây nhiều trở ngại trong hoạt động ăn nhai và phát âm.

Lúc này, cần phải tiến hành niềng răng chỉnh nha kết hợp với kỹ thuật nâng khớp cắn để sắp xếp các răng về đúng vị trí chuẩn và cân đối khớp cắn hơn.

Nâng khớp cắn trong niềng răng được biết đến là một kỹ thuật sử dụng các khí cụ chuyên dụng như: máng nâng khớp hoặc cục nâng khớp cắn gắn trực tiếp lên các răng giúp điều chỉnh khoảng cách ở 2 hàm trên dưới về vị trí của một khớp cắn chuẩn.

Khi mang các khí cụ nâng khớp 2 hàm sẽ không thể chạm vào nhau, giúp giảm tối đa các áp lực từ hoạt động nhai của hàm trên đối với hàm dưới, tránh các va đập mạnh ở 2 hàm gây các ảnh hưởng không tốt cho quá trình chỉnh nha.

1. Nâng khớp cắn khi niềng răng là gì?
2. Những trường hợp cần nâng hàm khi niềng răng

Không phải mọi trường hợp niềng răng chỉnh nha đều phải nâng khớp cắn. Thông thường, nâng khớp cắn sẽ được áp dụng trong các trường hợp bệnh nhân gặp các vấn đề như:

  - Khớp cắn sâu.
  - Khớp cắn chéo.
  - Có thói quen nghiến răng.

Sau khi thăm khám chụp phim x-quang xác định tình trạng sai lệch cụ thể của răng các bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

3. Các phương pháp nâng khớp cắn khi niềng răng

Hiện nay, có 2 kỹ thuật nâng khớp cắn khi niềng răng được áp dụng phổ biến tại các nha khoa đó là:

  - Nâng khớp cắn bằng máng: Thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân bị khớp cắn chéo hoặc có thói quen nghiến răng.
  - Nâng khớp cắn bằng cục nâng khớp cắn: Kỹ thuật này chủ yếu được áp dụng đối với những bệnh nhân bị khớp cắn sâu.

4. Nâng khớp cắn khi niềng răng được thực hiện như thế nào?

Mỗi một phương pháp nâng khớp cắn sẽ có quy trình thực hiện riêng biệt. Cụ thể như sau:

Quy trình nâng khớp cắn bằng máng

Bước 1: Bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch nha khoa chuyên dụng để phủ lên bề mặt nhai của các răng hàm.
Bước 2: Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cắn chặt để tạo hình trong khoảng 4 – 5 giây, tránh tình trạng gồ ghề quá nhiều.
Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ đi các dung dịch thừa rồi chiếu đèn laser để đông cứng vật liệu đó lại và tạo thành lớp đệm ngăn cách giữa hai hàm răng.

Quy trình nâng khớp cắn bằng cục nâng khớp cắn

Chất liệu để làm nên cục nâng khớp cắn thường từ nhựa, kim loại hoặc cao su với kích thước nhỏ, có hình tam giác.

Để thực hiện, bác sĩ sẽ gắn cục nâng khớp cắn vào vị trí phía sau của các răng cửa nhằm ngăn chặn tình trạng hàm dưới bị đẩy lên quá nhiều mỗi khi bệnh nhân ăn nhai hoặc ngậm miệng.

Trường hợp bị khớp cắn sâu nghiêm trọng thì cục nâng khớp có thể được gắn ở các răng nanh giúp hạn chế tối đa các va chạm mạnh có thể gây hư hỏng khí cụ.

Nếu niềng răng bằng mắc cài thì bác sĩ sẽ tiến hành gắn cục nâng khớp đồng thời với mắc cài.

Đối với niềng răng bằng khay trong suốt thì cục nâng khớp sẽ được chế tác ngay bên trong các khay niềng.



5. Thời gian nâng khớp cắn niềng răng mất bao lâu?

Tùy vào từng mức độ, tình trạng sai lệch răng ở mỗi bệnh nhân mà thời gian nâng khớp cắn niềng răng sẽ khác nhau.

Theo thống kê thì thời gian này sẽ dao động trung bình từ 3 – 12 tháng. Với những bệnh nhân sai khớp cắn nhẹ thì thời gian này có thể ngắn hơn. Ngược lại, nếu mức độ sai khớp cắn nặng thì phải mất thời gian lâu hơn để đạt hiệu quả như ý muốn.

Quá trình nâng khớp cắn sẽ được thực hiện cùng lúc với việc đeo mắc cài, khay niềng. Do đó, bệnh nhân sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian và công sức để thực hiện từng kỹ thuật riêng lẻ.

Khi nhận thấy khớp cắn đã được cải thiện chuẩn hơn, 2 hàm có sự tương quan cân đối thì bác sĩ sẽ tháo các khí cụ nâng khớp. Quá trình niềng răng chỉnh nha vẫn sẽ tiếp tục theo đúng phác đồ mà không gặp bất kỳ cản trở nào.

6. Nâng hàm trong niềng răng có đau không?

Chia sẻ một cách khách quan nhất thì trong lúc gắn các khí cụ nâng khớp sẽ không gây cảm giác đau hay quá khó chịu gì cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, việc đeo khí cụ trên răng trong thời gian đầu có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy khá cộm cấn, vướng víu trong các hoạt động ăn uống, giao tiếp và chăm sóc răng hằng ngày.

Nâng khớp cắn sẽ làm cho vị trí khớp cắn vốn đã quen thuộc có sự thay đổi đột ngột. Nên hệ thống khớp thái dương hàm, cơ nhai cũng cần có sự thay đổi để thích nghi dần với khớp cắn mới. Do đó, thời gian đầu khi ăn nhai sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau khớp thái dương hàm, mỏi cơ miệng.

Mặc dù gặp phải đôi chút khó chịu với loại khí cụ này. Nhưng bạn có thể an tâm vì chỉ mất vài ngày là có thể quen dần và cảm thấy hoàn toàn thoải mái, dễ dàng hơn khi ăn uống, nói chuyện.

Dr. Vương - Niềng răng đẹp © 2023

108 Đặng Văn Bi, Bình Thọ, Tp Thủ Đức, Tp HCM

90 -  92 Châu Văn Liêm, Phường 11, Quận 5,  Tp HCM