Hô hàm dưới là tình trạng thường gặp ở một số đối tượng. Tùy theo mức độ hô nặng hay nhẹ mà có phương pháp khắc phục phù hợp. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này do đâu? Niềng răng hàm dưới có thể cải thiện triệt để hay không? Các thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi cần tìm hiểu về chỉnh nha.
Hô hàm dưới khiến gương mặt của bệnh nhân trông mất cân đối
Hô hàm dưới là gì? Dấu hiệu nhận biết hô hàm dưới
Hô hàm dưới hay còn gọi là tình trạng khớp cắn ngược, răng bị móm. Khớp cắn của răng bị lệch lạc do phát triển quá mức làm cho hàm trên bị thụt vào trong nhiều hơn so với hàm dưới. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt mà còn ảnh hưởng tới việc ăn nhai về lâu dài. Dấu hiệu nhận biết mình có bị móm hay không, bạn chú ý các vấn đề sau đây:
- Khi ngậm cả hai hàm răng lại, bạn sẽ thấy hàm dưới phủ lên hàm trên. Cụm răng ở hàm dưới chìa ra ngoài nhiều hơn.
- Hô ở hàm dưới khiến gương mặt của bạn trông như bị gãy, hình lưỡi cày rất mất thẩm mỹ. Có thể nhận thấy rõ nhất là phần cằm đưa ra phía trước nhiều hơn so với bình thường. Kéo theo đó là phần mũi, gò má bị thấp làm cho gương mặt như bị lõm vào trong so với trán.
- Bạn cũng có thể quan sát tình trạng móm bằng mắt thường hoặc chụp ảnh ở góc nghiêng, bạn sẽ thấy phần cằm chìa ra ngoài. Môi trên lõm, mũi lõm khiến khuôn mặt không được cân đối.
Xem thêm: Thế nào là răng hô nhẹ? Răng hô nhẹ có nên niềng không?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hô hàm dưới
Trước khi tìm giải pháp điều trị, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây móm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hô hàm dưới. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
Nguyên nhân khiến bạn bị móm, mặt lưỡi cày
Yếu tố di truyền
Di truyền là yếu tố đầu tiên khiến nhiều người mắc chứng khớp cắn ngược. Khi trong gia đình có ông bà, cha mẹ, anh chị em bị móm thì khả năng con cái đời sau sinh ra bị ảnh hưởng rất cao.
Theo một số thống kê thì có hơn 90% trường hợp bị móm do di truyền. Bệnh nhân bị móm bẩm sinh là do các đoạn gen khiến hàm dưới phát triển quá mức hoặc ức chế sự phát triển của hàm trên. Từ đó, dẫn tới hiện tượng hai hàm bị lệch nhau, khớp cắn không chuẩn.
Xem thêm: Răng hô nặng là gì? Răng hô nặng có niềng được không?
Do thói quen xấu
Các thói quen xấu thường gặp ở trẻ nhỏ như: Đặt lưỡi không đúng vị trí, ngấm ti giả, mút tay, lè lưỡi đẩy lên hàm dưới,…gây ra hiện tượng móm ngay từ nhỏ. Việc trẻ thường xuyên thực hiện lặp lại thói quen xấu trong thời gian dài ảnh hưởng tới răng.
Nặng hơn là xương hàm phát triển không đúng mức, răng cửa bị sai lệch làm cho tình trạng móm nặng, cần phải phẫu thuật xương hàm.
Thói quen xấu từ nhỏ ảnh hưởng tới sự phát triển của răng
Trường hợp mất răng
Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị móm chính là do răng bị mất, không phục hồi từ sớm. Khi mất răng, xương sẽ bị tiêu làm cho lợi bị tụt, răng xô lệch và mọc không đúng vị trí.
Kể cả mất răng hàm trên hay hàm dưới đều ảnh hưởng tới sự phát triển của khung xương hàm. Việc bạn bị mất càng nhiều răng thì móm càng biểu hiện rõ ra bên ngoài, dễ phát hiện bằng mắt thường.
Các phương pháp niềng răng hô hàm dưới hiện nay
Hô ở hàm dưới hoàn toàn có thể khắc phục, điều trị dứt điểm khi bạn phát hiện từ sớm. Một số phương pháp niềng răng vừa ít gây đau đớn vừa mang lại hiệu quả cao. Tùy theo tình trạng răng mà bạn chọn một trong những cách dưới đây:
Niềng răng bằng mắc cài kim loại
Phương pháp niềng răng bằng mắc cài kim loại truyền thống được áp dụng cho mọi vấn đề ở răng. Đây là phương pháp có chi phí phải chăng, sử dụng khí cụ gắn trực tiếp lên toàn bộ răng, dùng lực kéo mạnh. Sau một thời gian điều trị, răng sẽ di chuyển về đúng vị trí, giảm móm hiệu quả.
Xem thêm: [Tổng hợp] 4 phương pháp chữa răng hô nhẹ không cần niềng
Tuy nhiên, phương pháp này không mang lại tính thẩm mỹ cao. Do sử dụng mắc cài kim loại nên dễ bị lộ khi bạn giao tiếp với mọi người. Đồng thời gây khó khăn khi ăn nhai, vệ sinh răng miệng, tổn thương vùng lợi khi chăm sóc không đúng cách.
Cải thiện móm bằng niềng răng bằng mắc cài kim loại
Niềng răng bằng mắc cài sứ
Phương pháp chỉnh nha này cũng tương tự như mắc cài kim loại, mang hiệu quả cao. Mắc cài sứ được nhiều người lựa chọn hơn vì khí cụ tương đồng với màu sắc của răng thật, tính thẩm mỹ cao, phù hợp với mọi đối tượng.
Nhược điểm là chi phí của mắc cài sứ cao hơn nhiều so với mắc cài kim loại truyền thống. Do đó, nếu bạn có kinh tế thì nên chọn phương pháp này để tự tin hơn khi mang trong suốt quá trình niềng răng.
Niềng răng mặt trong
So với phương pháp truyền thống thì niềng răng mặt trong gắn khí cụ vào bên trong răng. Phương pháp này khá khó, đòi hỏi tay nghề của bác sĩ phải giàu kinh nghiệm nên bạn cần cân nhắc chọn nha khoa đảm bảo uy tín.
Niềng răng gắn khí cụ ở mặt trong một hoặc hai hàm, giúp bệnh nhân tự tin hơn. Khi giao tiếp, người ngoài khó phát hiện ra rằng bạn đang chỉnh nha. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi bạn phải chú ý vệ sinh răng miệng thật kỹ. Bạn cần hạn chế ăn thức ăn quá dai, quá cứng, dễ làm bung phần dây cung trong quá trình niềng.
Xem thêm: [Bật mí] Top 3 cách chữa răng hô tại nhà đơn giản nhất
Niềng răng bằng công nghệ invisalign trong suốt
Kỹ thuật niềng răng hiện đại, tân tiến nhất hiện nay. Không sử dụn khí cụ vướng víu, dùng khay niềng trong suốt có thể tháo lắp ra vệ sinh răng miệng được dễ dàng hơn.
Chi phí thực hiện phương pháp này cũng không hề rẻ nên không phải ai cũng đủ điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên phải làm việc giao tiếp với mọi người thì lựa chọn invisalign cũng không tệ.
Tóm lại, mỗi kỹ thuật niềng răng đều có những ưu điểm và hạn chế. Tùy theo tình trạng răng bị móm nặng hay nhẹ cũng như điều kiện kinh tế mà bạn chọn phương pháp niềng phù hợp.
Khi nào nên niềng răng hàm dưới bị hô?
Tình trạng răng hô hàm dưới khá phổ biến, do nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân cảm thấy mất tự tin. Tùy theo từng tình trạng mà bạn chọn phương pháp niềng để cải thiện mức độ hô ở hàm dưới:
Tùy theo từng tình trạng móm mà chọn phương pháp niềng phù hợp
- Móm do hàm: Trường hợp này niềng răng chỉ giúp điều chỉnh lại vị trí của răng, giúp răng đều hơn nhưng không cải thiện được cung hàm. Do đó, bệnh nhân cần phải kết hợp với phẩu thuật hàm mới đạt hiệu quả 100%.
- Móm do răng: Tình trạng này dễ cải thiện hơn khi niềng răng. Răng sau niềng sẽ di chuyển về đúng vị trí, khớp cắn chuẩn, không còn bị lệch nữa.
- Móm do cả hàm và răng: Với tình trạng này bắt buộc bạn phải kết hợp giữa phẫu thuật hàm với niềng răng để có kết quả tối ưu nhất.
Các phương pháp chữa răng hô hàm dưới khác
Điều trị tình trạng hô hàm dưới ngoài sử dụng niềng răng, phẩu thuật hàm thì bạn cũng có thể chọn một trong những giải pháp sau đây:
Dùng các phương tiện chỉnh răng
Mục tiêu của điều trị móm là chữa sự lệch lạc khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới, giúp xương hàm trông hài hòa hơn. Với phương tiện chỉnh răng được chỉ định cho các hàm răng vĩnh viễn. Kết hợp giữa phẫu thuật với nắn chỉnh xương cơ học.
Phương pháp này giúp các cung răng di chuyển đúng vị trí. Đạt được khớp cắn chuẩn, không còn tình trạng hàm dưới chìa ra bao lấy hàm trên. Tùy theo tình trạng răng và cung hàm mà bệnh nhân có thể bị nhổ răng hoặc không cần nhổ.
Các phương pháp phẫu thuật
Phương pháp này chỉ định cho các trường hợp hàm dưới bị vẩu nguyên hàm do di truyền. Khi phẫu thuật, bác sĩ có thể điều trị ở một hoặc nhiều vị trí như: Góc hàm, cành lên xương hàm dưới và thân xương hàm dưới.
Kết hợp phẩu thuật hàm với phẩu thuật cắt tạo hình lưỡi. Nhằm giảm thiểu tình trạng bệnh nhân dùng lưỡi đẩy răng chìa ra vị trí cũ. Cũng như giúp ngăn tái phát sau khi điều trị móm, khiến khuôn mặt bớt dài hơn.
Phẫu thuật điều chỉnh khung xương hàm chuẩn khớp cắn
Dùng các phương tiện chỉnh xương
Ngoài niềng răng hô hàm dưới bằng mắc cài thì bệnh nhân cũng có thể áp dụng phương tiện chỉnh xương. Cách này giúp rút ngắn thời gian điều trị, ít gây đau đớn, phù hợp với mọi bệnh nhân.
Mục đích là để điều chỉnh lại hoạt động của các cơ nhai, kéo lùi, sữa chữa thăng bằng của môi – má – lưỡi. Đảm bảo tăng lực giúp nong rộng xương hàm và vòm miệng. Kìm hãm sự phát triển của xương hàm dưới, thúc đẩy phần hàm trên phát triển sao cho khung xương của hai hàm khớp với nhau.
Các phương tiện này được áp dụng đối với bệnh nhân bị vẩu do xương hàm, nền xương hoặc ổ răng. Chúng mang lại hiệu quả cao khi chỉnh nha ngay từ nhỏ, lúc răng sữa đang trong giai đoạn phát triển.
Như vậy, tình trạng hô hàm dưới hoàn toàn có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Quan trọng là bạn cần tìm hiểu thật kỹ nguyên nhân, thăm khám tại nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ móm sau đó tư vấn hướng điều trị móm phù hợp.
Chỉnh nha tại nha khoa chuyên nghiệp, đảm bảo uy tín để có kết quả cao
Thay vì băn khoăn không biết nên chọn nha khoa nào chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng. Bạn hãy tìm tới nha khoa Dr. Vương để được trải nghiệm dịch vụ niềng, chỉnh nha chất lượng hàng đầu với chi phí phải chăng. Nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa và hài lòng trong suốt quá trình điều trị, chính sách hậu mãi chu đáo.
Khi cần tư vấn về dịch vụ chỉnh nha, bạn hãy liên hệ với nha khoa Dr Vương qua số hotline sau: 0901.186.864. Để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thông tin cũng như cập nhật bảng giá chi tiết nhất.
Kết luận
Hô hàm dưới khiến gương mặt trông mất cân đối, nhìn như bị gãy, không được hài hòa. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân và hoàn toàn có thể khắc phục được bằng niềng răng. Hiệu quả tùy thuộc vào độ tuổi, cơ địa, tay nghề của bác sĩ cũng như quá trình chăm sóc răng miệng của bệnh nhân.
“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”
Liên hệ
- Hotline tư vấn: 0901 186 864
- Email liên hệ: tuvan@nhakhoadrvuong.vn
- Kênh Youtube: Niềng Răng Đẹp – Dr Vương
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrvuong

Tác giả bài viết: Bác sĩ Võ Thị Tố Nga
– Chuyên ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (Niềng Răng). Kinh nghiệm làm việc 6 năm. Chứng chỉ hành nghề số: 0004842/BĐ-CCHN
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Hạnh Trinh
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.