Niềng răng là phương pháp khám chỉnh nha có tác dụng mang lại nụ cười hoàn hảo và nâng cao sức khỏe răng miệng. Phương pháp này trên thực tế được áp dụng trong trường hợp răng hô, răng mọc lạc hay khớp cắn chéo,…Theo đó tùy vào mỗi khách hàng mà loại niềng răng cụ thể sẽ được lựa chọn. Vậy cụ thể có các loại niềng răng nào hiện nay? Giá bao nhiêu tiền cho từng loại niềng? Bạn có thể tham khảo các loại được tổng hợp sau.
Niềng răng mắc cài
Kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ ngày càng được nâng tầm và mang đến cho khách hàng Việt nhiều loại niềng răng khác nhau. Trong đó nhắc đến các loại niềng răng phổ biến đang quan tâm nhất không thể thiếu loại niềng răng mắc cài. Đây là loại niềng răng sử dụng mắc cài gắn lên bề mặt trước/trong của răng. Đồng thời thêm dây cung tạo lực giúp điều chỉnh sắp xếp răng thẳng rõ ràng và đẹp nhất.
Niềng răng mắc cài kim loại
Niềng răng mắc cài tiếp tục được phân chia thành các loại niềng khác nhau cho phép khách hàng cá nhân lựa chọn. Đầu tiên loại niềng răng mắc cài phổ biến nhất trong số các kiểu niềng răng mắc cài chính là niềng răng mắc cài kim loại.
Bản chất của loại niềng răng này vẫn là sử dụng mắc cài khóa và dây cung. Tuy nhiên chất liệu của mắc cài được dùng là kim loại. Trong đó có thể là inox, thép không gỉ bình thường. Hoặc đôi khi niềng răng mắc cài có thể làm từ chất liệu vàng, bạc cao cấp. Còn dây thun buộc cố định dây cung nhiều sắc mắc.
Theo ghi nhận, trong tất cả các loại niềng răng hiện nay thì niềng răng mắc cài kim loại là rẻ nhất. Nếu khách hàng lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại có thể tiết kiệm chi phí. Dĩ nhiên giữa chất liệu inox, thép không gỉ với chất liệu vàng bạc sẽ có chênh lệch.
Song nhìn chung niềng răng mắc cài kim loại vẫn hấp dẫn về chi phí. Đồng thời niềng răng có độ bền cao, có thể chịu lực kéo lớn. Vì thế không dễ bung vỡ khi niềng cũng như mang tới hiệu quả niềng răng nhanh hơn. Tuy nhiên niềng răng mắc cài kim loại còn tồn tại những hạn chế nhất định đó là gì? Đó là:
- Mắc cài kim loại thẩm mỹ thấp
- Có thể gây tình trạng kích ứng nướu đối với người nhạy cảm
- Có thể làm tổn thương mô mềm ở trong hoang miệng
- Phải kiêng kỵ các loại đồ ăn cứng, dính
- …
Xem thêm: Bảng giá niềng răng [mới nhất] tại niềng răng đẹp – Dr.Vương
Niềng răng mắc cài sứ
Danh sách các loại niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay luôn có sự góp mặt của loại niềng răng mắc cài sứ. Chính xác hơn thì loại niềng răng này đang dần thay thế niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. Tuy nhiên về cơ bản thì niềng răng mắc cài sứ vẫn có những ưu nhược điểm nhất định khi đem so sánh các loại niềng răng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
Niềng răng mắc cài sứ là loại niềng răng mắc cài được làm từ chất liệu hợp kim gốm với một số chất liệu vô cơ. Đồng thời dây thun, dây cung môi có màu sắc trong suốt. Vì thế khi niềng răng sẽ mang lại tính thẩm mỹ cao.
Dường như sẽ rất khó để chúng ta nhìn và phát hiện ra một người đang niềng răng mắc cài sứ ở khoảng cách xa. Hay ngay cả khi lại gần giao tiếp thì màu sắc niềng răng mắc cài sứ rất giống với màu răng tự nhiên nên cũng không gây ra cảm giác khó chịu.
Đặc biệt ngoài tính thấm mỹ thì niềng răng mắc cài sứ còn được đánh giá cao về tính an toàn. Theo đó rất ít trường hợp niềng răng mắc cài sứ bị kích ứng nướu hay chảy máu. Bởi vì loại niềng răng này làm bằng chất liệu sứ chất lượng nên thân thiện, an toàn vượt trội với sức khỏe con người. Đồng thời quy trình niềng răng mắc cài sứ cũng sở hữu thêm nhiều ưu điểm khác nữa. Chẳng hạn như:
- Dây thun có độ đàn hồi. Điều này đảm bảo cho kết quả chỉnh nha cao.
- Các mắc cài sứ chắc chắn, độ bền cao. Vì thế khi mắc cài có thể chịu lực kéo tốt. Nhất là mắc cài không dễ bị bung khi chỉnh nha.
- Rút ngắn thời gian chỉnh nha
Nhược điểm
Niềng răng mắc cài sứ có rất nhiều ưu điểm khi ứng dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó thì loại niềng năng này cũng có những điểm trừ nhất định. Bao gồm:
- Trong các loại niềng răng hiện nay thì niềng răng mắc cài sứ được ghi nhận có chi phí cao. Nhất là so sánh với niềng răng kim loại thường thì loại niềng răng này có chi phí cao hơn hẳn.
- Niềng răng mắc cài sứ cũng có thời gian điều trị, chỉnh nha lâu hơn mắc cài kim loại
- Chốt niềng răng của loại niềng này thường lớn hơn những loại niềng răng khác. Vì thế khi đeo niềng răng sẽ gây ra cảm giác khó chịu
- Niềng răng sứ đòi hỏi khâu vệ sinh răng miệng, mắc cài đúng cách. Bởi vì loại niềng răng này có đặc điểm là có thể bị nhiễm màu sau một thời gian. Nhất là vị trí vùng quanh mắc cài sứ.
Mắc cài tự đóng
Có những loại niềng răng nào hiện nay? Một gợi ý tiếp theo bạn có thể tham khảo đó là niềng răng mắc cài tự đóng. Đây là loại niềng răng mắc cài hơi khác biệt so với 2 loại niềng mắc cài cổ điển nêu trên.
Cụ thể, niềng răng mắc cài tự đóng là loại niềng răng mà mắc cài có hệ thống nắp trượt/cánh kim loại. Hệ thống này được sử dụng các bước để đậy, giữ dây cung ở trong mắc cài. Tuyệt nhiên không cần đến sự hỗ trợ của dây thun như các loại niềng răng mắc cài cổ điển kim loại hay sứ. Theo đó dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh mắc cài một cách ổn định.
Vậy nên nhìn chung so với các loại niềng răng mắc cài cổ điển thì niềng răng mắc cài tự đóng có nhiều ưu điểm hơn. Nổi bật như là:
- Rút ngắn thời gian đeo niềng răng. Bởi vì sự ổn định của mắc cài, dây cung trượt tạo ra lực kéo đều đặn. Điều này mang tới tác dụng chỉnh nha đúng hướng, thẳng đẹp. Nghĩa là khi đeo niềng răng mắc cài tự đóng sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị.
- Giảm lực ma sát nên giúp người đeo niềng răng giảm mức độ đau nhức nướu
- Dây cung trượt tự do nên thường rất ít bị biến dạng. Đặc biệt tình trạng mắc cài bị bong tuột dường như không xảy ra.
Tuy nhiên đi kèm với ưu điểm thì niềng răng mắc cài tự đóng cũng có nhược điểm đó là chi trả chi phí cao. Đồng thời mắc cài tự đóng thường có kích thước lớn nên dễ gây khó chịu khi đeo niềng.
Mắc cài lưỡi (mắc cài mặt trong)
Niềng răng mắc cài lưỡi một trong các loại nẹp răng bí mật. Trên thực tế loại niềng răng này còn được gọi với cái tên khác là niềng răng mắc cài mặt trong. Theo đó bản chất của niềng răng là dán mắc cài ở mặt bên trong răng thay vì mặt ngoài.
Vậy nên về cơ bản niềng răng mắc cài lưỡi có tính thẩm mỹ rất cao. Nếu so với niềng răng các loại khác thì loại này hoàn toàn giúp người đeo niềng thoải mái giao tiếp hơn. Người đối diện sẽ hoàn toàn không thể nhìn thấy dấu vết của mắc cài niềng răng. Bởi vì các mắc cài được dán ở bên trong răng, rất kín kẽ và khó phát hiện.
Tuy nhiên vì mắc cài được dán mặt trong răng nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi. Có như thế thì khi niềng răng cho đến khi kiểm soát lực kéo hay tăng lực ở các thời điểm điều trị sẽ diễn ra chính xác. Từ đó mang tới hiệu quả niềng răng tốt nhất.
Đặc biệt người niềng răng loại mắc cài lưỡi cũng cần sẵn sàng về chi phí. Nguyên nhân là do so với các loại niềng răng bình thường thì loại này đòi hỏi chi phí cao hơn. Đồng thời khi đeo niềng sẽ phải tập làm quen với cảm giác ăn uống khó khăn một chút. Kể cả khi vệ sinh răng miệng cũng cảm thấy khó chịu. Ngoài ra như ghi nhận thì niềng răng mắc cài lưỡi thường có thời gian chỉnh nha dài hơn.
Niềng răng không mắc cài
Niềng răng có mấy loại? Câu trả lời là 2 loại phổ biến. Trong đó những chia sẻ ở trên là các loại niềng răng mắc cài. Tiếp theo, bạn có thể tìm hiểu thêm về loại niềng răng không mắc cài. Đây là loại niềng răng hiện đại được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ. Cụ thể niềng răng không mắc cài chia thành 2 loại với các đặc điểm riêng biệt. Bao gồm:
Niềng răng trong suốt
Đây là loại niềng răng không sử dụng đến các nút mắc cài như kẹp niềng truyền thống. Thay vào đó, niềng răng trong suốt sử dụng các khay như mảng tẩy linh hoạt tháo chụp chúng và lắp. Tuyệt nhiên cũng không cần sự có mặt của dây cung, dây thun.
Vì thế so với tất cả các loại niềng răng thì niềng răng trong suốt tối ưu hơn hẳn về thẩm mỹ. Theo đó nếu đeo niềng răng trong suốt thì người đối diện cũng rất khó phát hiện phân loại ra sự khác biệt so với răng thật. Đặc biệt lưu ý loại niềng răng này còn không gây ra những đau đớn, khó chịu khi đeo. Bởi vì niềng răng không có sự xuất hiện của mắc cài, dây cung. Nhất là người đeo niềng răng có thể tháo lắp tiện lợi. Điều này cho phép việc vệ sinh, ăn uống dễ dàng và thoải mái.
Ngoài ra, niềng răng trong suốt còn có khả năng mang tới hiệu quả chỉnh nha nhanh. Thông thường khi đeo niềng răng sẽ giúp rút ngắn thời gian xuống từ 3 – 6 tháng. Tuy nhiên đổi lại loại niềng tăng này cũng có những nhược điểm. Chẳng hạn:
- Chi phí cao. Mức chi phí có thể dao động trong khoảng 70 triệu – 120 triệu đồng. Đây là mức chi phí chỉnh nha cao nhất so với các loại niềng nẹp răng khác. Song tùy vào loại khay niềng răng mà chi phí sẽ được quyết định.
- Đòi hỏi công nghệ cao
- Cần phải chờ đợi khay niềng lâu
- Thông thường chỉ phù hợp trong điều trị chỉnh nha với khuyết điểm nhẹ
Niềng răng khí cụ tháo lắp
Niềng răng khí cụ tháo lắp là một trong các loại niềng răng không mắc cài. Đây là loại niềng răng thường dùng trong trường hợp chỉnh hàm răng hỗn hợp. Đặc biệt phổ biến là chỉnh nha cho trẻ em với hàm răng chưa thấy hết, có cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
Như ghi nhận thì niềng răng khí cụ tháo lắp nổi bật với chi phí rẻ. Nếu so với loại niềng răng mắc cài thì loại này giá thành thấp hơn. Bên cạnh đó niềng răng còn có những ưu điểm khác nữa. Chẳng hạn như:
- Không đòi hỏi thời gian chuẩn bị lâu như loại niềng răng trong suốt
- Cho phép tháo lắp linh hoạt khi vệ sinh răng miệng hoặc ăn uống
- Có thể thay mới niềng răng khí cụ tháo lắp khi có nhu cầu.
- Không cần lo ngại việc đứt dây cung hay bung mắc cài trong quá trình đeo niềng răng
- …
Tuy nhiên thời gian mang niềng răng khí cụ tháo lắp thường lâu hơn. Thông thường để đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn thì phải đeo niềng khoảng 1 – 2 năm. Thời gian cụ thể bao lâu sẽ còn tùy thuộc vào độ xấu của hàm răng. Ngoài ra loại niềng răng này cũng không phù hợp đối với trường hợp độ xấu của hàm răng quá nặng.
Sự khác nhau giữa niềng răng mắc cài và không mắc cài
Có mấy loại niềng răng hiện nay về cơ bản đã được bật mí chi tiết ở trên. Tuy nhiên để có được đánh giá tổng quan bạn có thể điểm qua sự khác nhau giữa 2 loại niềng răng chính là niềng mắc cài và không mắc cài. Cụ thể bạn có thể so sánh qua các điểm khác biệt như sau:
Hiệu quả
Niềng răng mắc cài là niềng răng theo phương pháp sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, dây thun. Theo đó mắc cài sẽ được cố định và dây cung sẽ kéo lực hiệu chỉnh răng.Từ đó mang tới hiệu quả chỉnh nha, làm đẹp hàm răng cao.
Ngược lại, các loại niềng răng không mắc cài về cơ bản không sử dụng mắc cài, dây cung, dây thun. Đùng như tên gọi là niềng răng không mắc cài. Vì thế so với niềng răng mắc cài thì loại này hiệu quả không cao bằng.
Đặc biệt, niềng răng mắc cài cho phép rút ngắn quá trình niềng răng. Trong khi đó niềng răng không mắc cài đòi hỏi thời gian lâu dài. Đồng thời niềng răng mắc cài như ghi nhận phù hợp với mọi khuyết điểm răng hàm. Nghĩa là mức độ xấu của răng hiệu chỉnh dù nặng hay nhẹ thì đeo niềng răng mắc cài đều mang lại hiệu quả đẹp như ý. Còn riêng niềng răng không mắc cài thông thường không dành cho trường hợp hiệu chỉnh răng khuyết điểm nặng.
Tính thẩm mỹ
Niềng răng mắc cài và không mắc cài không chỉ tồn tại sự khác nhau về hiệu quả chỉnh nha. Thay vào đó giữa 2 loại niềng răng này còn khác biệt về tính thẩm mỹ.
Cụ thể, niềng răng mắc cài về cơ bản được có hạn chế về tính thẩm mỹ. Bởi vì niềng răng có sự tham gia của mắc cài, dây cung. Vì thế trong quá trình đeo niềng răng khi giao tiếp sẽ bị lộ mắc cài. Mặc dù kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ ngày càng hiện đại và cho ra đời niềng răng mắc cài sứ hay niềng răng mắc cài lưỡi. Tuy nhiên nhìn chung niềng răng mắc cài vẫn không được đánh giá quá cao khi nhắc về niềng răng thẩm mỹ.
Ngược lại, niềng răng không mắc cài là loại niềng răng được đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất hiện tại. Bởi vì niềng răng không còn có dây cung, mắc cài. Đặc biệt loại niềng răng này còn cho phép linh hoạt tháo lắp.
Chi phí
Chi phí là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các loại niềng răng của khách hàng. Vậy cụ thể giữa niềng răng mắc cài và không mắc cài loại nào tối ưu hơn về chi phí?
Ở đây, bạn có thể ghi nhớ chi phí niềng răng có sự phân cấp giữa các loại cụ thể. Trong đó loại niềng răng trong suốt được ghi nhận chi phí cao nhất. Đây là một loại niềng răng không mắc cài. Nếu so với niềng răng mắc cài thì loại này đòi hỏi chi phí cao hơn hẳn. Tuy nhiên một loại niềng răng không mắc cài khác là niềng răng khí cụ tháo lắp lại có giá thành rẻ. Chi phí niềng răng rẻ hơn cả niềng răng mắc cài.
Một số điểm khác biệt khác
Ngoài ra còn nhiều điểm khác biệt khác tồn tại giữa niềng răng mắc cài và không mắc cài. Chẳng hạn có thể điểm danh thêm là:
- Niềng răng mắc cài khi đeo sẽ gây ra những bất tiện trong khoang miệng. Đặc biệt thời điểm đầu mới đeo niềng sẽ dễ cảm thấy khó chịu. Từ việc khó vệ sinh răng miệng cho đến khó ăn uống thường ngày. Bởi vì có sự vướng mắc của mắc cài, dây cung. Ngược lại niềng răng không mắc cài có thể xóa bỏ hoàn toàn những bất tiện khi đeo.
- Niềng răng mắc cài có thể xảy ra tình trạng bung mắc cài hay đứt dây cung. Còn riêng các loại niềng răng không mắc cài bạn có thể không cần phải lo ngại.
- Niềng răng mắc cài đòi hỏi bạn phải lui tới bác sĩ theo lịch thường xuyên. Mục đích là bác sĩ sẽ kiểm tra, điều chỉnh mắc cài, dây cung cũng như tiến hành vệ sinh nếu cần thiết. Ngược lại với niềng răng không mắc cài bạn chỉ cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ.
- …
Kết luận
Chúng tôi vừa tổng hợp nội dung các loại niềng răng phổ biến hiện nay. Bạn có thể thấy có nhiều loại niềng răng khác nhau. Trong đó mỗi loại niềng răng lại có ưu điểm, hạn chế riêng. Vậy nên nếu bạn muốn chỉnh nha làm đẹp hãy đến đơn vị nha khoa thẩm mỹ để được bác sĩ đưa ra kế hoạch lộ trình và tư vấn cụ thể. Hoặc đơn giản bạn hãy đến với Dr. Vương để được hỗ trợ, trải nghiệm dịch vụ niềng răng top chuẩn y khoa.
“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”
Liên hệ
- Hotline tư vấn: 0901 186 864
- Email liên hệ: tuvan@nhakhoadrvuong.vn
- Kênh Youtube: Niềng Răng Đẹp – Dr Vương
- Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoadrvuong

Tác giả bài viết: Bác sĩ Phạm Thị Phương Chi
– Chuyên ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (Niềng Răng). Kinh nghiệm làm việc 4 năm. Chứng chỉ hành nghề số:042764/HCM-CCHN.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Quốc Vương
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN
Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.