Chế độ ăn uống khi niềng răng để có một hàm răng đẹp

ăn uống khi niềng răng 2
5/5 - (1 bình chọn)

Ăn uống khi niềng răng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi bắt đầu thực hiện niềng răng. Bởi việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng cũng như ăn toàn cho quá trình niềng răng là điều rất quan trọng. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chỉnh nha. Dưới đây, drvuong.vn sẽ gợi ý đến bạn chế độ ăn uống khi niềng răng để có một hàm răng đẹp, giúp bạn không còn băn khoăn, lo lắng khi lựa chọn thức ăn mỗi ngày. 

Khi niềng răng có ăn uống bình thường được không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng những khí cụ nha khoa như dây thun, mắc cài, minivis, … gắn cố định trên bề mặt răng. Những khí cụ này có vai trò nắn chỉnh và di chuyển răng về vị trí thích hợp. Hỗ trợ bạn có được hàm răng đều đẹp hơn. 

Niềng răng không can thiệp vào răng thật, đem tới kết quả vĩnh viễn và hoàn toàn an toàn. Chính vì thế, bạn có thể ăn uống khi niềng răng như bình thường. Khác với cắt lợi hay nhổ răng khôn, niềng răng không gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt của bạn. 

ăn uống khi niềng răng 2

Niềng răng không gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống

 Chế độ ăn uống khi niềng răng có quan trọng không?

Khi niềng răng, các bác sĩ luôn khuyến cáo người niềng nên hạn chế sử dụng thực phẩm có độ cứng cao. Vì chúng có thể gây tác động xấu đến khí cụ và hiệu quả của việc niềng răng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần hạn chế hoặc loại bỏ khỏi thực đơn các loại thực phẩm quá dẻo, quá dai. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều axit, chứa nhiều đường. Cũng như loại bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có ga, … 

Tại sao các bác sĩ lại khuyến cáo bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống khi niềng răng như trên? Lý do chính là những loại thực phẩm trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha. Bên cạnh đó, khí cụ rất dễ bị tuột ra khi ăn nhai, gây tổn thương nướu và các mô mềm. Điều này còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. 

Xem thêm: Top 8 kinh nghiệm niềng răng mà bạn cần biết trước khi niềng

ăn uống khi niềng răng 6

Thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha

Khi bạn ăn các loại thực phẩm dai hoặc cứng, cơ hàm sẽ phải tăng năng suất làm việc. Nhằm tạo ra lực nhai mạnh hơn để thức ăn được nghiền nát. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống mắc cài, khiến mắc cài bị bung, tuột. Lúc này, bạn sẽ phải trả thêm một khoản chi phí để làm lại một bộ mắc cài mới. 

Với những thực phẩm có độ dẻo cao hoặc chứa nhiều đường  sẽ dễ bám dính vào khay niềng hoặc mắc cài. Khi vệ sinh, rất khó để làm sạch những kẽ hở, khoảng trống xung quanh mắc cài. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành các bệnh lý răng miệng. Dẫn tới ảnh hưởng tới sức khỏe của người niềng. Trong khi đó, axit trong đồ uống có ga làm cho mắc cài bị oxy hóa, gây hư hỏng. Khi mắc cài bị hỏng, chúng dễ bị cắm xuống dẫn đến tổn thương nướu, mô mềm trong miệng…

Xem thêm: Niềng răng có phải nhổ răng khôn không? Những lợi ích bạn cần biết

niềng răng có ăn uống bình thường được không

Axit trong đồ uống có ga làm cho mắc cài bị oxy hóa, gây hư hỏng

Cho dù bạn sử dụng những thực phẩm cứng, dai hay đồ uống có ga, thì đều sẽ đem lại tác động tiêu cực. Bạn cần một khoảng thời gian nhất định để khắc phục những tác động tiêu cực này. Điều này chắc chắn kéo dài thời gian điều trị và hiệu quả chỉnh nha có thể sẽ không được như mong muốn. Do đó, bạn cần nên thực hiện chế độ ăn uống khi niềng răng do bác sĩ chỉnh nha khuyến cáo.

Trong suốt quá trình niềng răng, bạn nên có chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe răng miệng. Thói quen ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, đau dạ dày, … Ngoài ra, chế độ ăn uống của bạn cũng cần đảm bảo khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Xem thêm: Răng sâu có niềng được không? Biện pháp hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

niềng răng có ăn uống bình thường được không 6

Người niềng nên thực hiện chế độ ăn uống khi niềng răng do bác sĩ chỉnh nha khuyến cáo

Thực phẩm dành cho người mới niềng

Sau khi gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng, răng chịu lực xiết mạnh nên bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức. Bởi răng của bạn vẫn chưa quen với lực tác động này. Do vậy, trong khoảng 2 – 3 ngày đầu, người niềng răng phải nên ăn các thực phẩm có yếu tố mềm, vụn và lỏng. Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khi niềng răng. 

Dưới đây là một số thực phẩm bạn có thể tham khảo để bổ sung vào thực đơn ăn uống khi niềng răng như: 

Xem thêm: [Thắc mắc] Thời gian niềng răng bao lâu thì răng đều và đẹp

Sữa và chế phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ mềm, sữa chua, … là lựa chọn bạn nên có. Nhóm thực phẩm từ sữa có khả năng bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho cơ thể. Điều này góp phần không nhỏ trong việc khắc phục tình trạng giảm cân, hóp má khi đang niềng răng.

ăn uống khi niềng răng 4

Sữa và chế phẩm từ sữa

Đồng thời, vì đây là những thức ăn lỏng, mềm. Vậy nên người niềng răng có thể ăn uống khi niềng răng mà không gây tác động mạnh đến mắc cài. Tuy nhiên, sử dụng nhóm thực phẩm từ sữa sẽ khiến bạn nhanh đói. Vì thế, bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ và bổ sung các loại thực phẩm khác.

Xem thêm: Cách khắc phục răng chạy lại sau khi tháo niềng hiệu quả 100%

Các món ăn từ trứng

Các món ăn từ trứng cung cấp hàm lượng cao protein, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Hỗ trợ tái tạo năng lượng để cơ thể hoạt động tối ưu nhất. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trứng chứa nhiều flour và axit amin có thể xâm nhập sâu vào men răng. Điều này sẽ giúp tăng cường độ chắc khỏe cho răng của bạn.

niềng răng có ăn uống bình thường được không 2

Các món ăn từ trứng

Ngoài món trứng luộc hay trứng chiên, bạn có thể sử dụng trứng để làm bánh trứng, bánh bông lan, bánh flan, … 

Thực phẩm xốp, mềm

Thực phẩm xốp, mềm được làm từ bột mì, ngũ cốc, … cũng là lựa chọn tốt cho thực đơn ăn uống khi niềng răng. Những món ăn này không chỉ ngon, dễ chế biến mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

ăn uống khi niềng răng 7

Thực phẩm xốp, mềm

Thức ăn chín mềm

Trong giai đoạn đầu mới niềng răng, bạn nên lựa chọn những món ăn lỏng, chín mềm dễ nuốt. Nhằm để cho răng không phải hoạt động quá nhiều. Cụ thể, một số món ăn vừa đủ dưỡng chất vừa không gây ngán bạn có thêm vào thực đơn như là: súp, cháo, bún, phở, cơm mềm, … Bạn vẫn có thể ăn những món ăn làm từ thịt, cá, rau củ. Nhưng cần đảm bảo là chúng đã được chế biến ở dạng mềm.  

Xem thêm: Nhổ răng khi niềng có hại không? Những lưu ý nhổ răng để niềng

ăn uống khi niềng răng 5

Thức ăn chín mềm

Ngoài ra, người niềng răng cũng nên bổ sung trái cây trong chế độ ăn uống khi niềng răng. Bạn có thể ăn trực tiếp với những loại trái cây mềm hoặc xay thành nước ép và sinh tố. 

Niềng răng nên kiêng ăn gì?

Cùng với nhóm thực phẩm ưu tiên sử dụng, bác sĩ cũng khuyến cáo người niềng nên hạn chế một số loại thực phẩm. Để tránh ảnh hưởng đến răng và quá trình chỉnh nha. Những loại thực phẩm được dưới đây có thể làm hỏng khí cụ, giảm hiệu quả và kéo dài thời gian điều trị. Cụ thể như sau: 

  • Thực phẩm giòn, cứng: Người niềng răng nên tránh ăn những thức ăn cứng, khó nhai, không tốt cho răng miệng. Chẳng hạn như là xương sụn, đùi gà, ổi, bánh kẹo cứng, … Những thực phẩm này cần phải loại bỏ khỏi thực đơn ăn uống khi niềng răng. Bởi khi ăn những thực phẩm này, răng phải hoạt động mạnh để nghiền nát thức ăn. Đây là lý do phổ biến nhất dẫn đến đứt dây hoặc mắc cài rơi ra ngoài.
  • Thực phẩm dai, giòn: Bạn nên tránh sử dụng kẹo cao su, kẹo dẻo, bánh nếp, bánh dày,… khi đang điều trị chỉnh nha. Đây là những thực phẩm khiến xương hàm phải hoạt động nhiều, dễ bám dính trên mắc cài và khó vệ sinh sau khi ăn. 
  • Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Kem, đồ uống lạnh, lẩu, … là nguyên nhân làm răng bị đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng đến lực kéo của răng.
  • Thực phẩm chứa nhiều tinh bột: Nhiều người lầm tưởng rằng thực phẩm giàu tinh bột thì có thể sử dụng khi niềng răng. Thực tế đây lại là nhóm thực phẩm nên tránh ăn uống khi niềng răng. Bởi dễ gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng gây bất lợi cho quá trình chỉnh nha.

Xem thêm: [Góc tìm hiểu] Nên niềng răng hay bọc sứ tốt hơn?

ăn uống khi niềng răng 3

Niềng răng nên kiêng ăn gì?

Bạn cũng nên thận trọng khi uống cà phê, trà, … Vì chúng chứa nhiều đường và chất tạo màu có thể gây co giãn thun buộc nếu bạn đeo mắc cài kim loại. 

Chia sẻ một số món ăn trong thời gian đầu niềng răng

Một số món ăn bạn vừa thơm ngon, vừa tốt cho sức khỏe mà bạn có thêm vào thực đơn ăn uống khi niềng răng như: 

  • Món đậu sốt thịt: 

Đây là một món ăn dễ chế biến, chỉ vài bước đơn giản là bạn đã hoàn thành xong một món ăn ngon, hấp dẫn. Ngay cả khi không có thời gian, bạn cũng chỉ cần luộc đậu lên rồi. Sau đó làm một phần nước sốt thịt xay để rưới lên trên là đã xong, rất nhanh chóng đúng không nào?

niềng răng có ăn uống bình thường được không 4

Món đậu sốt thịt

  • Món canh cải thịt viên

Đây là món ăn cung cấp chất xơ cho người niềng mà bạn không nên bỏ qua. Với nguyên liệu từ thịt viên và rau cải, bạn đã có thể dễ dàng chế biến một món ăn vô cùng hấp dẫn và ngon miệng. Nếu muốn nước canh ngọt hơn thì bạn có thể sử dụng nước hầm xương để nấu canh.

  • Món trứng hấp nhanh gọn: 

Trứng hấp thịt và ngô ngọt là một món rất thích hợp có trong thực đơn ăn uống khi niềng răng. Món ăn này khá mềm, đúng tiêu chí món ăn dành cho người niềng răng và cũng rất giàu chất dinh dưỡng. 

niềng răng có ăn uống bình thường được không 5

Món trứng hấp nhanh gọn

Chăm sóc răng miệng khi niềng răng một cách khoa học

Sau khi tìm hiểu chế độ ăn uống khi niềng răng, bạn cũng nên tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho người mới niềng răng về cách chăm sóc răng miệng một cách khoa học: 

  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng sau ăn uống. Bởi như vậy sẽ làm hạn chế thức ăn tích tụ thành mảng bám. Giúp giảm nguy cơ gây ra các bệnh về răng miệng trong quá trình điều trị chỉnh nha.
  • Hãy sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và chỉ nha khoa để vệ sinh răng niềng. Đồng thời, nhớ súc miệng bằng nước muối loãng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn có hại.
  • Không dùng răng cắn, mở đồ vật vì sẽ làm hỏng khí cụ hoặc thậm chí  gây hỏng răng.
  • Thực hiện đúng các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng thời gian quy định. 
  • Trường hợp răng có những sai lệch do ăn uống thì cần đi khám ngay để có hướng khắc phục tốt nhất.

niềng răng có ăn uống bình thường được không 3

Chăm sóc răng miệng khi niềng răng một cách khoa học

Các câu hỏi thường gặp về việc ăn uống khi niềng răng

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm bình thường tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể ăn cơm ngay sau khi gắn khí cụ vào. Trong khi có những trường hợp khác phải mất vài ngày mới ăn cơm được.

niềng răng có ăn uống bình thường được không 8

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Niềng răng ăn kem được không?

Kem là một trong những loại thực phẩm bạn cần nên hạn chế ăn uống khi niềng răng. Bởi chúng có thể gây ê buốt răng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn ăn ít thì cũng không sao. Bạn có thể ăn các loại kem hộp bằng thìa và không nên cắn hay nhai. Nếu không sẽ khiến khí cụ bị hư hỏng hoặc bung tuột. 

Xem thêm: Niềng răng có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng

niềng răng có ăn uống bình thường được không 7

Niềng răng ăn kem được không?

Niềng răng có uống bia được không?

Bạn cần tránh uống rượu bia để bảo vệ hàm răng trắng tự nhiên.Vì đeo mắc cài gây khó khăn cho việc vệ sinh. Chưa kể đến khả năng bị đau do mòn cổ răng khi đang niềng răng. Về lâu dài, sẽ để lại một biến chứng không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

ăn uống khi niềng răng

Niềng răng có uống bia được không?

Bài viết trên, drvuong.vn đã gợi ý đến bạn chế độ ăn uống khi niềng răng để có một hàm răng đẹp. Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể xây dựng được cho mình chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo mang đến kết quả sau niềng tốt nhất. 

“Các bài viết của Niềng Răng Đẹp – Dr Vương chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa”

Liên hệ

Bác sĩ nha khoa Vũ Tuân

Tác giả bài viết: Bác sĩ  Vũ Tuân

– Chuyên ngành Chỉnh Hình Răng Mặt (Niềng Răng). Kinh nghiệm làm việc 2 năm. Chứng chỉ hành nghề số: 012580/ĐNAI – CCHN

Tham vấn y khoa: Bác sĩ  Phan Huỳnh Anh

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Mọi thắc mắc, câu hỏi chuyên sâu hay cần tư vấn thêm về từng trường hợp, xin vui lòng gửi thông tin theo mẫu dưới đây. Phòng khám sẽ phản hồi trong vòng 24h ngay khi nhận được thông tin.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *